*NĂM HỌC 2017 - 2018
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Trường được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Sở GD-ĐT An Giang, Phòng GD-ĐT TP. Long Xuyên, Thành ủy - UBND Thành phố và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền và đoàn thể ở địa phương. Nghị quyết của Tỉnh ủy và chương trình hành động của thành ủy về giáo dục và đào tạo đã tác động đến cả hệ thống chính trị, tích cực quan tâm thực hiện phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Năm học 2017-2018, trường tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhà nước và kế hoạch ngành giao. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Trường THCS Lý Thường Kiệt quyết tâm giữ vững các thành tích đạt được trong năm qua.
- Công tác quản lý của ngành nhất là công tác thanh kiểm tra được thực hiện thường xuyên và kịp thời nên đã tác động tốt đến việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy.
+ Nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm, 100% giáo viên có tay nghề khá, tốt.
+ Đoàn kết nội bộ nhà trường luôn được quan tâm và giữ vững.
- Phong trào xã hội hóa giáo dục có bước tiến bộ đáng kể. Phụ huynh học sinh, lực lượng xã hội địa phương có sự phối hợp khá chặt chẽ trong phong trào PC.THCS, tu sửa CSVC, xây dựng quỹ khuyến học, nhất là ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm hơn về việc học tập của con em.
- Kỷ cương nề nếp trong nhà trường được chấn chỉnh ngày càng tốt hơn.
2. Khó khăn:
- Diện tích sân chưa phù hợp với số lượng học sinh.
- Thiếu sân bãi dạy thể dục, mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để dạy nên khó trong việc bố trí thời khóa biểu thể dục chính khoá, không có sân bãi tập dượt rèn luyện năng khiếu, gây khó khăn trong việc quản lý các em học sinh.
- Tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, đầu vào lớp 6 chất lượng chưa đều, còn một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học hành của con em nên việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sỉ số, chống lưu ban bỏ học gặp rất nhiều khó khăn.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIÊ%3ḅM VỤ CHỦ YẾU TRONG NĂM HỌC
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục và đào tạo, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành
- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Giáo viên tham gia tốt các lớp bồi
dưỡng của ngành tổ chức. Ngoài ra, việc tự bồi dưỡng của giáo viên cũng được nhà trường quan tâm thông qua họp nhóm, tổ bộ môn.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, phong trào “Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn”,…
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Giáo viên trường ý thức thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn trường thi đua “Dạy thực - học thực”, thực hiện đổi đề kiểm tra giữa các giáo viên và thực hiện 02 đề kiểm tra / 01 lớp để hạn chế việc quay cóp, tăng cường tính trung thực trong học tập; tăng cường số lượt kiểm tra miệng trong một tiết để học sinh phải chuẩn bị tốt bài học cũ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
* Ưu điểm:
+ BGH nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới trong công tác quản lý, đặc biệt là đổi mới công tác quản lý hoạt động tổ, nhóm chuyên môn cũng như các hoạt động hỗ trợ dạy và học.
+ Trong các hoạt động ở tổ chuyên môn: các tổ đã tập trung chuyên sâu vào các nội dung chuyên môn như triển khai các chuyên đề, tổ chức các tiết thao giảng, rút kinh nghiệm các tiết dạy về đổi mới phương pháp, thảo luận về đổi mới kiểm tra đánh giá.
+ Hồ sơ sổ sách của các tổ, của các bộ phận thực hiện đầy đủ và đúng theo qui định của ngành.
+ Việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ dạy và học được nhà trường quan tâm và tổ chức thường xuyên như: hoạt động tuần lễ bộ môn, văn nghệ, TDTT, sinh hoạt chủ đề,…
* Hạn chế:
Bên cạnh các kết quả đạt được còn có một số hạn chế như sau:
+ Sinh hoạt chuyên đề ở một số tổ bộ môn còn lúng túng, chưa tìm ra được vấn đề thiết thực, hoạt động của vài tổ vẫn chưa thực sự sinh động và có hiệu quả.
+ Còn một số tổ ghép môn nên việc điều hành chuyên môn của tổ còn gặp khó khăn và chưa đi sâu vào chuyên môn cũng như sinh hoạt chuyên môn gặp nhiều trở ngại.
+ Một số hoạt động hỗ trợ dạy và học còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa thường xuyên.
2. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục:
2.1. Nhiệm vụ chung:
a. Công tác chỉ đạo, tinh hình triển khai thực hiện điều chỉnh quy mô trường lớp, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học:
- Bảo quản tốt tài sản, tu sửa bàn ghế và đóng la phong một số phòng đã xuống cấp kịp thời chuẩn bị năm học mới.
- Chỉnh trang bộ mặt nhà trường khá tốt, quét vôi dãy rào trước cổng trường vào đầu năm học.
b. Công tác chỉ đạo và kết quả nhằm đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;
- Quán triệt Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số: 13/2012/TT-BGDĐT, ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Bô%3ḅ trưởng Bô%3ḅ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với nhiệm vụ năm học của ngành và tình hình cụ thể của đơn vị. Từng bộ phận xây dựng kế hoạch thực hiện sát với yêu cầu của chuyên môn.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học theo kế hoạch của Phòng GD và của Sở GD.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đầy đủ, có sơ tổng kết và rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo thông tin 2 chiều giữa ngành và đơn vị.
c. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở:
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính được thể hiện trên báo cáo quyết toán ngân sách và công tác tài chính hàng năm, trường đã chủ động cân đối, sắp xếp chi tiêu, quyết toán thu, chi trong phạm vi chi tiêu ngân được giao.
- Nhà trường tiếp tục quán triệt thực hiện quản lý điều hành ngân sách và chủ động khai thác các nguồn thu có hiệu quả đưa vào sử dụng tăng khả năng cân đối ngân sách. Đồng thời tăng cường quản lý nguồn thu, tài sản nhà nước thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích góp phần thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng điều kiện cho phát triển giáo dục và đào tạo.
d. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện:
- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:
+ Nề nếp trật tự ổn định tốt, vai trò tự quản, ý thức tự giác ngày càng được nâng lên. Việc chấp hành nội quy, thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh tiến bộ rõ so với đầu năm và năm qua.
+ Nề nếp trực nhật vệ sinh được tạo thành nếp thường xuyên, ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp trong học sinh ngày càng tăng. Có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện “Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
+ Số học sinh biểu hiện lễ phép biết chào hỏi ngày càng tăng. Không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về nội qui.
+ Tác phong đồng phục được thực hiện một cách tự giác và thường xuyên.
+ Bảo quản, chăm sóc tốt cây kiểng, ao cá tạo cảnh quan sư phạm tốt.
+ Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá - tốt chiếm tỉ lệ 98,4%. Hạnh kiểm yếu 0,0%.
Tuy nhiên:
+ Còn có một số học sinh chưa ngoan, ý thức học tập chưa tốt, rãi rác ở các lớp gây khó khăn không ít trong việc xây dựng nề nếp lớp, trường.
+ Một phần ít gia đình học sinh khó khăn có lối sống phức tạp, không quan tâm đến việc học của con em có tác động khá lớn đến hành vi đạo đức và thái độ học tập của học sinh.
+ Môi trường xung quanh trường khá phức tạp, nhiều quán nước, cửa hàng game cuốn hút học sinh làm ảnh hưởng đến sự chuyên cần của một bộ phận học sinh.
- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực học sinh; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh:
+ Ý thức học tập chuyển biến tốt, đa số học sinh thể hiện tinh thần cố gắng trong học tập. Có động cơ thái độ học tập đúng đắn.
+ Nhiều học sinh cần mẫn siêng năng, biết phương pháp học tập bộ môn, đạt kết quả khá tốt, học sinh khá và giỏi chiếm tỉ lệ 85,3%.
+ Học sinh tham gia tốt các hoạt động nhóm, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
+ PHHS có quan tâm việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới giúp các em tiếp thu bài mới dễ dàng hơn.
e. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở các cơ sở giáo dục trung học; kết quả thực hiện phong trào xây dựng xã hội học tập:
- Thực hiện đủ chương trình công nghệ các lớp.
- Thực hiện dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 8.
- Đảm bảo chương trình hướng nghiệp khối 9.
- Nhà trường kết hợp với UBND Phường mở Trung tâm giáo dục cộng đồng với đầy đủ thành phần tạo tiền đề cho việc phát triển xã hội học tập. Tuy nhiên, Trung tâm giáo dục cộng đồng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội.
f. Việc thực hiện các mô hình giáo dục theo hướng đổi mới, kết quả triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm, dạy tin học trong nhà trường:
- Thực hiện triển khai giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm đạt hiệu quả cao, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.
- Nhà trường đã đưa chương trình tin học vào giảng dạy ở các khối lớp.
g. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện xoá mù chữ, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập
- Công tác chống lưu ban - bỏ học được quan tâm, giáo viên có chuyển biến tốt về nhận thức trong công tác này, theo sát và duy trì khá tốt sỉ số hằng buổi, thông tin và phối hợp xử lý kịp thời các trường hợp nghỉ không phép và có dấu hiệu bỏ học, tăng cường quan hệ với phụ huynh học sinh và địa phương trong việc giáo dục học sinh và xử lý kịp thời các trường hợp bỏ học.
- Tỉ lệ học sinh huy động vào lớp 6: 100 %
- Tình hình thực hiện công tác phổ cập có nhiều nổ lực trong công tác phổ cập THCS tiếp tục được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập năm 2012 (tỉ lệ 91,19 %). Góp phần vào việc hoàn thành phổ cập THCS toàn thành phố.
- Duy trì sĩ số: giảm 18 học sinh. Trong đó: Chuyển đi: 08 học sinh; Bỏ học: 01 học sinh, chiếm 0,0%; Bỏ địa phương: 09 học sinh.
Tồn tại: Một số gia đình học sinh gặp khó khăn nên không quan tâm đến việc học tập của con em. Việc liên hệ với gia đình để tác động các em còn nhiều hạn chế.
h. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công tác bảo hiểm y tế HSSV; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện tốt chương trình thể dục, nhạc, họa chính khoá.
- Tổ chức các Hội thi văn nghệ và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường tạo điều kiện để học sinh vui chơi giải trí sau thời gian học tập căng thẳng đồng thời góp phần giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
- Thành lập Đội tuyển tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp TP: đạt giải II toàn đoàn.
- Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng, tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường… có trên 1.000 lượt học sinh tham gia.
* Hạn chế:
- Sân bãi chật hẹp, nắng nên chưa thực hiện được thể dục giữa giờ buổi chiều, mượn sân dạy thể dục nên việc sử dụng thiết bị dạy học gặp khó khăn.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Đảm bảo tốt kỷ cương nề nếp giảng dạy, thực hiện đúng chương trình. Trong quá trình giảng dạy có tập trung đổi mới phương pháp, vận dụng các chuyên đề của HĐBM đồng thời tổ chức dạy thao giảng, xây dựng chuyên đề đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học. Đầu tư, nghiên cứu thực hiện khá tốt yêu cầu về đổi mới phương pháp và nội dung chương trình. Hầu hết giáo viên đều lưu tâm đến việc vận dụng vào quá trình giảng dạy góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp.
- Nề nếp soạn giảng ổn định tốt. Giáo viên soạn bài đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, có đầu tư cho hoạt động dạy – học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Trong quá trình giảng dạy lưu tâm nhiều hơn đến việc hướng dẫn về phương pháp học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tinh giản kiến thức và kỹ năng theo chương trình chuẩn của Bộ GD.
- Tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề được nâng lên, tổ chủ động bố trí sắp xếp (trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của trường), chủ yếu là tự nghiên cứu. Tham gia tốt sinh hoạt HĐBM, thao giảng minh họa chuyên đề, trao đổi thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ lẫn nhau. Học tập tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của HĐBM, có ghi chép, trao đổi trong nhóm chuyên môn và vận dụng trong thực tế giảng dạy.
- Có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn có chuẩn bị tốt đảm bảo chất lượng hội họp. Các chuyên đề của HĐBM được triển khai và vận dụng khá tốt vào giảng dạy. Tỉ lệ giáo viên áp dụng tăng nhiều và có hiệu quả tốt. Có 77 chuyên đề cấp trường (các môn) đạt tốt, được triển khai và dạy minh họa rút kinh nghiệm. Ngoài ra, có 03 chuyên đề cấp Phòng.
- Hầu hết giáo viên các tổ đều vận dụng CNTT thông qua sử dụng giáo án điện tử và các thực hiện chuyên đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Cụ thể tổng số tiết dạy ứng dụng CNTT là 89 tiết.
- Tập trung triển khai và vận dụng các chuyên đề do HĐBM sinh hoạt. Đồng thời tổ chức dạy rút kinh nghiệm một số vấn đề giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng như: tổ chức học sinh hoạt động nhóm, hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà, sử dụng sách giáo khoa,…
- Giáo viên trường ý thức thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn trường thi đua “Dạy thực - học thực”, thực hiện đổi đề kiểm tra giữa các giáo viên và thực hiện 02 đề kiểm tra / 01 lớp để hạn chế việc quay cóp, tăng cường tính trung thực trong học tập; tăng cường số lượt kiểm tra miệng trong một tiết để học sinh phải chuẩn bị tốt bài học cũ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Phụ đạo học sinh yếu, kém 03 môn Văn, Toán, Anh trái buổi học chính khoá (Mỗi tuần / 01 môn / 02 tiết cho học sinh khối 6, 7, 8, 9).
* Hạn chế:
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả chưa đồng bộ giữa các giáo viên do việc chọn lựa và phối hợp các phương pháp phù hợp với nội dung tiết dạy và đối tượng học sinh chưa tốt ở một số giáo viên. Trong quá trình học tập, còn không ít học sinh chưa thực hiện tốt việc học và chuẩn bị bài ở nhà nên giáo viên rất khó khăn trong việc đổi mới phương pháp.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém.
Thành tích:
Thi Tài năng (hùng biện) tiếng Anh:
+ Cấp TP: đạt 01 giải nhì đồng đội.
+ Cấp Tỉnh: đạt 01 giải ba đồng đội.
HSG các môn văn hóa:
+ Cấp TP: đạt 48 giải (09 giải I; 08 giải II; 11 giải III; 20 giải KK). Trong đó, đạt thủ khoa các môn Lý: 01; Sinh: 01; Hóa: 01; Tiếng Anh: 01).
+ Cấp Tỉnh: đạt 22 giải (07 giải I; 12 giải II; 03 giải III). Trong đó, đạt thủ khoa các môn Toán: 03; Sinh: 01.
Thi viết thư quốc tế UPU cấp Tỉnh: đạt 09 giải (01 giải nhất; 02 giải nhì; 01 giải ba; 05 giải KK).
Thi Tin học trẻ – phần mềm sáng tạo cấp Tỉnh: đạt 01 giải KK.
Hội khỏe Phù Đổng:
+ Cấp TP: đạt giải nhì toàn đoàn với 54 huy chương (23 HCV, 20 HCB, 11 HCĐ).
+ Cấp Tỉnh: đạt giải nhất toàn đoàn.
Hạn chế:
- Đầu vào lớp 6 trình độ học sinh không đều. Còn một bộ phận học sinh ở các trường tiểu học còn yếu (kỹ năng đọc, viết, tính toán).
- Một bộ phận học sinh chưa biết chuẩn bị bài ở nhà do ảnh hưởng của phương pháp học tập cũ.
- Tình trạng học sinh không chuyên cần trong học tập còn rãi rác trong các lớp.
- Tuy tỉ lệ học sinh yếu có giảm nhưng vẫn còn cao so với yêu cầu.
III. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
- Tỉ lệ học sinh huy động vào lớp 6: 100 %
- Tổng số học sinh: 2.125 ; Số học sinh nữ: 1.046 ; Tỷ lệ: 49,22 %.
- Số học sinh dân tộc: 17
- Số lượng học sinh giảm: 18 học sinh,
Trong đó: Chuyển đi: 08 học sinh; Bỏ học: 01 học sinh, chiếm 0,0%; Bỏ địa phương: 09 học sinh; Chuyển đến: 15
- Tình hình thực hiện công tác phổ cập có nhiều nỗ lực trong công tác phổ cập THCS tiếp tục được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập. (tỉ lệ 91,78 %). Góp phần vào việc hoàn thành phổ cập THCS toàn thành phố.
- Trường được Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2018. Tuy nhiên do diện tích sân trường hẹp nên việc giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao phải mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để giảng dạy và tập luyện.
- Trường đang xây dựng đề án “Trường học bán trú” năm học 2019 - 2020, góp phần giảm áp lực cho PHHS trong việc đưa rước con em.
V. NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC CẤP. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1. Về tổ chức cán bộ
- Thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo. Ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
- Hàng năm kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cũng được đảm bảo thông các bài kiểm tra hàng năm.
- Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn thông qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và công tác quản lý. Tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp Tỉnh nhằm nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý lớp học.
- Ưu điểm:
+ Nhà trường luôn quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ, cũng như chú ý giao việc để giáo viên trẻ làm quen với công việc đồng thời thử thách cán bộ.
+ Trong công tác luôn tạo điều kiện để giáo vien nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo nguồn quy hoạch tại đơn vị.
+ Hằng năm đều lấy ý kiến trong đội ngũ cốt cán để xây dựng kế hoạch quy hoạch tại đơn vị với tinh thần dân chủ.
- Hạn chế:
Vẫn còn một số giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt còn từ chối tham gia trong đội ngũ quy hoạch.
2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; xây dựng trang thông tin điện tử của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.
- Công tác đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong nhà trường được ưu tiên hàng đầu.
+ Hiện trường lắp đặt 02 đường truyền internet tốc độ cao.
+ Trường có 04 phòng máy tính với hơn 100 máy được kết nối internet từ hoạt động xã hội hóa và Sở GD cấp năm 2011 nhằm phục vụ tốt hơn trong việc giảng dạy và ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống các phòng máy sử dụng đã lâu nên cũng ảnh hưởng một phần trong công việc.
- Nhà trường đang sử dụng sổ liên lạc điện tử và sổ gọi tên ghi điểm trên hệ thống mạng Vnedu.
- Trường đang thực hiện các phần mềm trong công tác quản lý:
+ Phần mềm kế toán MISA.
+ Phần mềm quản lý thiết bị.
- Các phần mềm thực hiện khá tốt.
- Việc sử dụng phần mềm EMIS, PMIS tại nhà trường khá tốt. VEMIS tạm ngưng sử dụng do việc cài đặt và sử dụng gặp nhiều khó khăn.
- Việc gửi và nhận văn bản điện tử bằng email được triển khai trong tất cả giáo viên.
- Nhà trường ký hợp đồng với công ty Viễn thông An Giang hàng năm cung cấp đầy đủ dung lượng truyền tải để đảm bảo công tác quản lý và sử dụng tại đơn vị luôn được thông suốt.
- Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học luôn được giáo viên áp dụng trong việc giảng dạy.
3. Về đổi mới quản lý tài chính
- Ưu điểm:
+ Sổ sách thu chi rõ ràng, thực hiện chế độ chính sách kịp thời và đúng qui định.
+ Trong năm, nhà trường đã thu:
• Học phí: 1.142.040.000 đồng (đạt 100 %).
• BH y tế: 956.264.400 đồng (đạt 100 %).
• BH tai nạn: 206.300.000 đồng (đạt 100 %).
- Hạn chế:
Vẫn còn một bộ phận phụ huynh chưa ý thức cao trong việc đóng góp các nguồn thu theo quy định nên còn chậm, cụ thể là thu học phí.
4. Về công tác kiểm tra
- Ưu điểm:
+ Kiểm tra việc soạn giảng thực hiện qui chế chuyên môn được chú ý kiểm tra thường xuyên đạt 100%.
+ Đa số giáo viên quán triệt nhiệm vụ hoạt động kiểm tra.
+ Kiểm tra nội bộ: kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm với 38 lượt xếp loại Tốt
+ Kiểm tra chuyên đề hầu hết giáo viên tham gia giảng dạy. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới phương pháp theo hướng cập nhật tiến bộ KHCN thông tin vào bài dạy. Xây dựng nề nếp giảng dạy.
• Kiểm tra chuyên đề: 100 lượt đạt Tốt, 08 đạt Khá.
• Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn: 121 lượt đạt Tốt.
- Hạn chế:
+ Trong kiểm tra, vẫn còn trường hợp vị nể chưa mạnh dạn trong góp ý kiến và đánh giá.
+ Vẫn còn một số giáo viên chưa có ý thức cao trong giảng dạy.
5. Về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo quản lý chất lượng giáo dục, thành lập nhóm giáo viên làm công tác khảo thí và kiểm định chất lượng có chất lượng, biết việc, làm việc khoa học chính xác.
- Xây dựng ngân hàng đề, xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức các kỳ kiểm tra định kỳ đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, đánh giá đúng thực chất.
- Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ và đánh giá học sinh theo TT22/2016/TT-BGD ngày 22/9/2016 của Bộ giáo dục.
- Tổ chức triển khai tốt các hoạt động khảo thí, KĐCLGD theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, xét công nhận HTCTTH; Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường tiểu học và gắn công tác này với xây dựng, củng cố, phát triển trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
VI. NÂNG CAO GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG, TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ
1. Kết quả hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM và phong trào thanh thiếu niên trường học.
- Kết hợp chặt chẽ kế hoạch trường, tổ chức một số hình thức và nội dung hoạt động phù hợp hỗ trợ tốt trong việc giáo dục đạo đức và học tập cho học sinh.
- Nhiều em thể hiện được tinh thần của Đội viên trong các hoạt động, vai trò tự quản của các em trong BCH Chi đội ngày càng được phát huy - biết quản lý tổ chức một số hoạt động trong việc xây dựng nề nếp lớp và tham gia các phong trào của nhà trường.
- Thông qua sinh hoạt chủ điểm (hàng tháng) đã tổ chức và thực hiện nhiều phong trào đạt kết quả khá tốt góp phần đáng kể trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh như:
+ Phối hợp với GVCN giới thiệu các em học sinh nghèo học giỏi nhận học bổng Công ty Xổ số Kiến thiết AG, Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng. Từ PHHS hỗ trợ bảo hiểm y tế và tai nạn với tổng trị giá gần 20.000.000 đồng.
+ Tăng cường củng cố nề nếp. Lập đội sao đỏ, đội trực về đường có trên 560 lượt tham gia.
+ Phối hợp với thư viện thực hiện tháng an toàn giao thông dưới hình thức kí cam kết “Không vi phạm Luật ATGT và Tệ nạn xã hội” có trên 2.000 lượt tham gia.
+ Thực hiện phong trào “Vui Hội Trăng Rằm” năm 2017 với 02 nội dung: Trao tặng trên 200 lồng đèn cho học sinh nghèo trị giá trên 4.000.000 đồng. Gánh hàng rong: có 45 gian hàng thu hút trên 500 lượt tham gia.
+ Tổ chức diễn đàn “Thắp sáng ước mơ” – Xây dựng học bổng tặng quà tết cho HS nghèo vui xuân đón Xuân Đinh Dậu 2018 trao 60 phần quà mỗi phần trị giá 308.000, tổng kinh phí trên 18.000.000 đ.
+ Vận động quyên góp giúp đỡ bạn Nguyễn Thiện Giang 8A7 (33.252.000 đồng), mỗi tháng đỡ đầu 1.000.000 đồng.
+ Phối hợp Nhà thiếu nhi AG cử đội trống kèn, đội văn nghệ tham gia phục vụ lễ khai mạc, Hội tem AG có trên 30 lượt tham gia.
+ Phát động Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường với các môn: điền kinh, bóng đá (nam, nữ), cầu lông, cờ vua, đá cầu, bơi lội…
+ Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp TP với hơn 80 học sinh tham dự. Đạt giải nhì toàn đoàn.
+ Tuyên truyền về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho học sinh với hơn 2.000 lượt tham gia. Kết nạp Đoàn cho hơn 250 em có thành tích tốt trong học tập.
+ Tuyên truyền về ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/04/1975, ngày Quốc tế lao động 01/5 thông qua sinh hoạt dưới cờ, tiết NGLL… có trên 2.000 lượt học sinh tham gia.
+ Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng, tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường… có trên 1.000 lượt học sinh tham gia.
+ Giáo dục HS thể hiện hành vi văn hóa, lịch sự biết vâng lời thầy cô cha mẹ, gọi bạn xưng tên. Không tham của rơi – nhặt của rơi trả lại người mất.
+ Tổ chức kiểm tra ổn định nề nếp tác phong đồng phục học sinh, tăng cường kiểm tra được trên 11 lượt góp phần giữ vững nề nếp Đội viên.
+ Tổ chức ôn tập dưới cờ các môn theo hướng dẫn có trên 2.000 lượt tham gia mỗi buổi cho cờ đầu tuần.
+ Tổ chức thi sơ khảo văn nghệ cấp trường có trên 400 tiết mục dự thi. Chọn hơn 60 tiết mục vào vòng chung kết xếp hạng, có trên 1.000 lượt học sinh tham gia thi và cỗ vũ.
+ Tổ chức hội thi Thời trang Xuân và công diễn văn nghệ cấp Trường chào Xuân có 45/45 chi đội tham gia thu hút trên 1.000 lượt HS tham gia thi và cỗ vũ.
+ Tổ chức Hội thi Nghi thức Đội cấp trường có 35 lớp tham gia. Đồng thời, tuyển chọn đội tuyển tham gia Hội thi nghi thức Đội và chỉ huy đội giỏi cấp TPLX đạt 01 giải
nhất Nghi thức, 03 giải nhất chỉ huy đội giỏi khối 6, 7, 8 và 01 giải chỉ huy đội nghi thức xuất sắc.
+ Ôn bài 15 phút đầu giờ đã ổn định và sinh hoạt thường xuyên có tác động tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Ngoài ra, các em tham gia nhiều phong trào giáo dục do Thành đoàn, nhà thiếu nhi tổ chức đạt kết quả tốt.
2. Công tác chính trị, tư tưởng, an ninh, trật tự trong toàn ngành
- Tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, nghị quyết do Trung tâm bồi dưỡng chính trị và Đảng ủy tổ chức.
- Phổ biến kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành, hàng tháng trích nội dung thông tin, thời sự phổ biến trong HĐSP giúp cho đội ngũ nắm bắt thông tin kịp thời.
- Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung mới của ngành Giáo dục Long Xuyên; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tuyên truyền và vận động giáo viên thực hiện tốt Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/207 về “An toàn giao thông”… Ban Giám Hiệu cùng toàn thể giáo viên ký cam kết thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động nêu trên. Qua một học kỳ, nhận thức của đội ngũ giáo viên có sự chuyển biến đáng kể, có được sự đồng tình và thực hiện tốt trong quá trình giảng dạy và tham gia các hoạt động.
- Tiếp tục nhà trường được công nhận giữ vững danh hiệu “Cơ quan văn hóa”, được UBND Thành phố tặng giấy khen về thành tích “Thực hiện tốt qui chế dân chủ và xây dựng đời sống văn hoá”.
- Phổ biến và thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện chấp hành chủ trương pháp luật của Nhà nước, trong năm học không có giáo viên, học sinh nào vi phạm.
- Đa số giáo viên ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt qui chế chuyên môn, tích cực tham gia cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và trung thực” trong giảng dạy và trong sinh hoạt.
- Tình hình tư tưởng giáo viên ổn định tốt, không có biểu hiện dao động.
- Tạo điều kiện tốt cho các đoàn thể hoạt động. Thực hiện tốt qui chế dân chủ trường học - Đoàn kết nội bộ tốt.
b. Hạn chế:
- Tư liệu tuyên truyền giáo dục thiếu và thường chậm nên thông tin thiếu tính thời sự cao.
- Còn lúng túng trong hình thức tuyên truyền giáo dục giáo viên và học sinh.
3. Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội để xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học; phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh
- Giáo dục học sinh cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp, môi trường sống xung quanh.
- Tuyên truyền, giáo dục cho CB, GV,CNV và học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo, trường - lớp luôn “Xanh - Sạch - Đẹp” và an toàn.
- Có kỹ năng quan sát, cảm nhận về môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia những hoạt động bảo vệ và chăm sóc môi trường trường học, thể hiện thái độ đối xử thân thiện với môi trường.
- Phối hợp với Công an TPLX tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về ATGT và các tệ nạn xã hội trong giờ chào cờ;
- Tổ chức cho học sinh và PHHS ký cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.
- Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
4. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
* Ưu điểm:
- Các thầy cô luôn ứng xử có văn hóa cả trong lời nói và hành động để làm gương cho học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức cho học sinh một số hoạt động giao lưu tuyên truyền bổ ích: tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, an toàn giao thông và phòng tránh các tệ nạn xã hội, chương trình mua tăm tre nhân đạo, ủng hộ người nghèo,…
- GVBM tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống vào bài dạy, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh khi các em phát ngôn chưa đúng, kết hợp chặt chẽ với GVCN trong việc giáo dục các em.
* Hạn chế:
- Vẫn còn một bộ phận HS có những hành vi có biểu hiện chưa tốt: nói tục, chửi bậy, bỏ học giữa chừng.
5. Công tác giáo dục thể chất, ngoại khoá và y tế trường học
* Ưu điểm:
- Trong công tác giáo dục thể chất, y tế học đường, phong trào Hội khỏe Phù Đổng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường; sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong trường tạo điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động hội thi.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy thể dục thể thao cơ bản đủ về số lượng, được bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo đạt nâng chuẩn, có năng lực, phẩm chất tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cao, yêu nghề, đoàn kết tốt; được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn trong năm, hè và theo chuyên đề.
- Các hội thi thể dục của học sinh, hội thao của giáo viên được tổ chức thường xuyên từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh, phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển khá mạnh về số lượng và chất lượng.
- Nhận thức về vị trí, ý nghĩa công tác y tế học đường được nâng cao tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập các môn học trong nhà trường.
* Khó khăn:
- Trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, sân bãi nên việc học và tập luyện thường xuyên các môn thể thao còn rất hạn chế (Mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để dạy và tập luyện).
7. Tình hình và kết quả triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đến giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật trong học sinh; vệ sinh nước sạch; phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống ma túy tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống HIV-AIDS, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; dân
số kế hoạch hóa gia đình...
- Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình:
+ Thực hiện sinh hoạt chuyên đề giúp học sinh nắm được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Cán bộ quản lý, công chức, viên chức được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
+ Tuyên truyền, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống học tập - sinh hoạt tại trường;
+ Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua Hội thi kể chuyện về Bác Hồ và sinh hoạt chuyên đề dưới cờ.
+ 100% học sinh hát Quốc ca khi chào cờ.
+ Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học giữa giáo viên - giáo viên; giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh; giáo dục học sinh thực hiện văn hóa cộng đồng, tập thể khi thực hiện các hoạt động tập trung và nơi công cộng, thực hiện các quy định về trật tự ATGT, sống nhân ái vì cộng đồng;
+ Thực hiện tốt và có hiệu quả thực chất việc xây dựng công trình do Đoàn thanh niên và Đội Thiếu niên phát động;
+ Chỉnh trang, tu sửa và đưa phòng truyền thống đảm bảo phục vụ công tác giáo dục truyền thống tại đơn vị;
+ Tổ chức cho Đoàn viên; Đội viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động tập thể;
- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục;
+ Lồng ghép các nội dung, chương trình vào các môn học phù hợp trong chương trình, sách giáo khoa đang thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các nội dung giáo dục: “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Môi trường”, “Kỹ năng sống”, “Phòng chống tai nạn thương tích” và “Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” cùng với nội dung “Hỗ trợ tâm lý trẻ em trong các hoạt động giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” để tránh chồng chéo, quá tải cho học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh liên quan tới công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
VII. CỦNG CỐ VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
1. Đầu tư xây dựng CSVC
- Bảo quản tốt tài sản, tu sửa bàn ghế và đóng la phong một số phòng đã xuống cấp kịp thời chuẩn bị năm học mới.
- Chỉnh trang bộ mặt nhà trường khá tốt, quét vôi dãy rào trước cổng trường vào đầu năm học.
- Nhà trường tổ chức cho thầy và trò tổng vệ sinh đầu năm tạo môi trường sạch đẹp.
2. Đầu tư trang thiết bị dạy học và quản lý
- Thực hiện kế hoạch cho việc mua sắm tập trung các trang thiết bị dạy học theo đúng quy định.
- Sử dụng tốt ĐDDH hiện có, phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới.
- THTN thực hiện thường xuyên, đảm bảo lịch thực hành hàng tháng theo chương trình.
- Hàng năm, giáo viên các tổ tham gia làm ĐDDH.
Cụ thể : • Sinh : 101 lượt (101 tiết A).
• Hoá : 253 lượt (253 tiết A).
• Lý : 119 lượt (119 tiết A).
- Có 13.507 lượt ĐDDH được sử dụng (gồm 2.240 lượt tranh, 6.727 lượt các mô hình và đồ dùng dạy học, 715 lượt băng, 798 lượt đàn, máy đĩa)
* Hạn chế:
- Một số ĐDDH hiện có chưa được tận dụng được hết (môn thể dục), phong trào tự làm ĐDDH chưa được đẩy mạnh.
- CSVC chưa đáp ứng, phòng thiết bị nhỏ nên khó khăn cho việc bố trí thiết bị dạy học, Phòng chứa thiết bị của phòng bộ môn nhỏ nên rất khó khăn trong việc giới thiệu.
- Thiết bị dạy học được cấp khá lâu nên việc đưa vào giảng dạy gặp nhiều khó khăn: không chính xác, dễ hư hỏng,…
3. Công tác thư viện trường học
* Ưu điểm:
- Củng cố và thực hiện nghiệp vụ theo chỉ đạo của Sở GD.
- Cập nhật hóa sổ sách kịp thời, bổ sung trưng bày sách thường xuyên đúng trọng tâm từng chủ điểm (Lập tủ sách giáo dục đạo đức, pháp luật; Tủ sách truyện đọc tự chọn cho học sinh).
- Sắp xếp trưng bày sách gọn, thoáng, mở cửa đúng giờ.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có phòng đọc riêng cho giáo viên và học sinh.
- Nhà trường cũng trang bị thư viện điện tử với 03 máy tính được kết nối mạng internet.
- 100% học sinh diện chính sách được mượn SGK với 7.026 lượt. Đủ sách phục vụ yêu cầu thay sách (100% học sinh có đủ sách).
- 100% giáo viên có mượn sách thư viện. Đọc báo thường xuyên tại Thư viện (05 loại báo, 04 tạp chí).
- Phối hợp hỗ trợ Đoàn - Công đoàn tổ chức tốt các hoạt động chủ điểm bằng nhiều hình thức tháng bộ môn, triển lãm, …
- Hàng tháng tổ chức giới thiệu sách mới cho giáo viên tham khảo với 6.826 lượt.
- Hàng năm vận động học sinh các lớp bổ sung sách mới cho thư viện.
- Đầu năm nhà trường bổ sung sách mới giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu tham khảo tài liệu trong giảng dạy và học tập.
* Hạn chế:
- Kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu bổ sung sách nhất là sách nghiên cứu.
- Cán bộ thư viên mới, đang học nghiệp vụ nên còn lúng túng trong hoạt động, chưa tạo được phong trào để thu hút học sinh.
- Số lượt giáo viên sử dụng và nghiên cứu tài liệu thư viện chưa đều và chưa nhiều.
4. Đầu tư ngân sách GDĐT
- Ủy ban nhân dân phường Mỹ Bình cùng Ban đại diện PHHS hỗ trợ chỉnh trang lề đường để học sinh đứng đợi rước khi tan trường.
VIII. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA (XHH) GIÁO DỤC VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
1. Tiếp tục kêu gọi đầu tư, phát triển trường ngoài công lập
- Trường kết hợp với BĐD.CMHS thực hiện xây dựng lại vĩa hè, lề đường cho học sinh đứng chờ phụ huynh đến rước vào các giờ tan học.
- Trường được sự tài trợ của các mạnh thường quân, cơ quan đóng trên địa bàn hỗ trợ tập vỡ phát thưởng.
- Ưu điểm: Phường đã hình thành được trung tâm giáo dục cộng đồng với đầy đủ thành phần tham dự, đây là tiền đề cho việc phát triển xã hội học tập.
- Hạn chế: Tuy nhiên trung tâm giáo dục cộng đồng hoạt động chưa thực sự hiểu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội.
2. Huy động các nguồn lực tham gia sự nghiệp giáo dục
- Ưu điểm:
+ Ban đại diện CMHS phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, hỗ trợ một số điều kiện cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt kỷ niệm 20/11.
+ Phối hợp tốt giữa Hôi đồng trường, Ban ĐD CMHS lớp và GVCN vận động, liên hệ gia đình động viên cha mẹ không để con em bỏ học. Hỗ trợ tốt các phong trào ở lớp như: văn nghệ, TDTT, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán trên internet, giải Tiếng Anh trên internet, văn hay chữ tốt,…
+ Vận động các cơ quan đoàn thể (hội khuyến học thành phố, phường) cấp học bổng cho học sinh nghèo học khá giỏi.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân và các đơn vị đã hỗ trợ cho học sinh nghèo tiếp bước đến trường với hơn 40.000.000 đồng.
- Hạn chế: Do quy định mới của Bộ GD-ĐT về hoạt động của Ban đại diện PHHS nên việc huy động các nguồn quỹ hỗ trợ tăng cường CSVC bị hạn chế.
3. Công tác phối hợp giữa ngành GDĐT với Hội Khuyến học và Hội CGC
- Ưu điểm:
+ Nhà trường kết hợp chặt chẽ với Hội khuyến học và Hội Cựu giáo chức của phường trong việc vận động học sinh ra lớp cũng như giúp đỡ các em khó khăn.
+ Ban đại diện CMHS và các mạnh thường quân vận động Quỹ tiếp sức đến trường hỗ trợ học sinh nghèo 28 suất BHYT và 28 BHTN, hỗ trợ đóng học phí cho 04 học sinh.
- Hạn chế: Nhà trường chưa kết hợp thường xuyên Hội khuyến học và Hội Cựu giáo chức chỉ kết hợp thời điểm đầu và cuối năm.
IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những việc làm được
- Tư tưởng giáo viên ổn định, đoàn kết nội bộ tốt.
- Giáo viên thực hiện tốt nề nếp kỷ cương giảng dạy, thực hiện đúng quy định của nhà trường của ngành.
- Giáo viên co ý thức tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
- Thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm chủ động trong hoạt động đánh giá khá sát chất lượng học sinh.
- Ý thức chấp hành nội qui của học sinh có tiến bộ, nề nếp ngày càng được ổn định và chấn chỉnh tốt hơn, học sinh có chuyển biến tốt về hạnh kiểm.
- Chất lượng học sinh được giữ vững, học sinh giỏi văn hóa tỉ lệ ngày càng cao.
- Các phong trào hỗ trợ hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được nhân rộng.
2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Hạn chế:
- Các hoạt động phong trào chưa được giáo viên tham gia đều.
- Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ý thức cao trong học tập.
2.2. Nguyên nhân:
- Một bộ phận giáo viên lớn tuổi, tham gia các hoạt động phong trào không đều.
- Giáo viên còn lúng túng trong nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn.
- Một số học sinh thiếu siêng năng và thụ động nên giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện phương pháp tích cực.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, còn có tư tưởng giao phó cho nhà trư ờng ảnh hưởng đến công tác chống lưu ban bỏ học, phụ đạo học sinh yếu kém (không đến lớp phụ đạo thường xuyên).
3. Bài học kinh nghiệm
*NĂM HỌC 2018 - 2019
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Trường được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Sở GD-ĐT An Giang, Phòng GD-ĐT TP. Long Xuyên, Thành ủy - UBND Thành phố và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền và đoàn thể ở địa phương. Nghị quyết của Tỉnh ủy và chương trình hành động của thành ủy về giáo dục và đào tạo đã tác động đến cả hệ thống chính trị, tích cực quan tâm thực hiện phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Năm học 2018-2019, trường tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhà nước và kế hoạch ngành giao. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Trường THCS Lý Thường Kiệt quyết tâm giữ vững các thành tích đạt được trong năm qua.
- Công tác quản lý của ngành nhất là công tác thanh kiểm tra được thực hiện thường xuyên và kịp thời nên đã tác động tốt đến việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy.
+ Nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm, 100% giáo viên có tay nghề khá, tốt.
+ Đoàn kết nội bộ nhà trường luôn được quan tâm và giữ vững.
- Phong trào xã hội hóa giáo dục có bước tiến bộ đáng kể. Phụ huynh học sinh, lực lượng xã hội địa phương có sự phối hợp khá chặt chẽ trong phong trào PC.THCS, tu sửa CSVC, xây dựng quỹ khuyến học, nhất là ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm hơn về việc học tập của con em.
- Kỷ cương nề nếp trong nhà trường được chấn chỉnh ngày càng tốt hơn.
2. Khó khăn:
- Diện tích sân chưa phù hợp với số lượng học sinh.
- Thiếu sân bãi dạy thể dục, mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để dạy nên khó trong việc bố trí thời khóa biểu thể dục chính khoá, không có sân bãi tập dượt rèn luyện năng khiếu, gây khó khăn trong việc quản lý các em học sinh.
- Tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, đầu vào lớp 6 chất lượng chưa đều, còn một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học hành của con em nên việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sỉ số, chống lưu ban bỏ học gặp rất nhiều khó khăn.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIÊ%3ḅM VỤ CHỦ YẾU TRONG NĂM HỌC
1. Công tác truyền thông:
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai có hiê%3ḅu quả quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh, có trang bị hệ thống sổ liên lạc, tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh từ đầu năm học đến cuối năm học để thông báo kết quả học tập, rèn luyê%3ḅn của học sinh đồng thời kết hợp giáo dục học sinh. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân, phụ huynh học sinh và mọi người hiểu rõ được trách nhiệm giáo dục không chỉ là của nhà trường, trách nhiệm giáo dục là của Đảng, Nhà nước và toàn dân.
- Nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến đổi mới giáo dục và đào tạo. Chủ động tham mưu cho các Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể, để xây dựng trường “Đạt chuẩn Quốc gia”, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cấp THCS.
- Hằng năm, Chi bộ xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương, các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình của Thành ủy, Đảng ủy phường... Chỉ đạo tổ chức Hội nghị CB-CC-VC hàng năm, để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết từng năm học trước đó, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế, đồng thời đề ra kế hoạch trọng tâm cho năm học mới; xây dựng kế hoạch từng học kỳ, tháng về thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận chuyên môn và các đoàn thể trong đơn vị thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo an ninh trâ%3ḅt tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trâ%3ḅt tự trường học. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh. Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, đánh giá mức độ để có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
2. Việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành:
- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Giáo viên tham gia tốt các lớp bồi dưỡng của ngành tổ chức. Ngoài ra, việc tự bồi dưỡng của giáo viên cũng được nhà trường quan tâm thông qua họp nhóm, tổ bộ môn.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, phong trào “Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn”,…
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Giáo viên trường ý thức thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn trường thi đua “Dạy thực - học thực”, thực hiện đổi đề kiểm tra giữa các giáo viên và thực hiện 02 đề kiểm tra / 01 lớp để hạn chế việc quay cóp, tăng cường tính trung thực trong học tập; tăng cường số lượt kiểm tra miệng trong một tiết để học sinh phải chuẩn bị tốt bài học cũ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
3. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục:
3.1. Nhiệm vụ chung:
a. Việc triển khai thực hiện điều chỉnh quy mô trường lớp, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo Nghị quyết 19-NQ/TW:
* Về học sinh:
Học sinh đầu năm
|
HS nữ
|
Tỉ lệ %
|
HS Dân tộc
|
Tỉ lệ %
|
Học sinh cuối năm
|
So với đầu năm
|
Tổng số HS bỏ học
|
Tỉ lệ %
|
2.210 HS
47 lớp
|
1.097
|
49,64
|
07 Kh’mer, 09 Hoa
|
0,007
|
2.221
47 lớp
|
Tăng 15 HS
|
04
|
0,1
|
* Cơ sở vật chất:
STT
|
PHÒNG CHỨC NĂNG
|
SỐ LƯỢNG
|
|
STT
|
PHÒNG CHỨC NĂNG
|
SỐ LƯỢNG
|
1
|
Phòng học văn hóa
|
24
|
|
9
|
Phòng bộ môn
|
03
|
2
|
Phòng Hiệu trưởng
|
01
|
|
10
|
Phòng truyền thống
|
01
|
3
|
Phòng Phó hiệu trưởng
|
02
|
|
11
|
Phòng Y tế
|
01
|
4
|
Phòng giáo viên
|
01
|
|
12
|
Phòng thiết bị
|
01
|
5
|
Phòng văn thư – kế toán
|
01
|
|
13
|
Phòng Đoàn – Đội
|
01
|
6
|
Phòng Thư viện
|
02
|
|
14
|
Phòng Hội trường
|
02 (01 lắp ghép)
|
7
|
Phòng vi tính
|
04
|
|
15
|
Phòng giảng dạy Activeboard
|
01 (ghép Phòng BM Lý)
|
8
|
Phòngnghe nhìn(LAB)
|
01
|
|
|
|
|
- Triển khai tu sủa CSVC nhằm đảm bảo đủ các điều kiện cho việc dạy và học. Công tác xây dựng CSVC: Các phòng lớp học (dãy phòng cũ) đã xuống cấp nghiêm trọng.
- Bảo quản tốt tài sản, tu sửa bàn ghế và hệ thống điện, cửa sổ các phòng học đã xuống cấp kịp thời chuẩn bị năm học mới.
- Chỉnh trang bộ mặt nhà trường khá tốt, quét vôi dãy rào trước cổng trường vào đầu năm học.
b. Công tác ra soát, sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục.
- Hàng năm kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
- Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn thông qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và công tác quản lý. Tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp Tỉnh nhằm nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý lớp học.
c. Việc triển khai các giải pháp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng; kết quả thực hiện phong trào xây dựng xã hội học tập:
- Thực hiện đầy đủ chương trình công nghệ các lớp.
- Đảm bảo chương trình hướng nghiệp khối 9.
- Nhà trường kết hợp với UBND Phường mở Trung tâm giáo dục cộng đồng với đầy đủ thành phần tạo tiền đề cho việc phát triển xã hội học tập. Tuy nhiên, Trung tâm giáo dục cộng đồng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội.
d. Công tác triển khai việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học; ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục; việc thực hiện các mô hình giáo dục theo hướng đổi mới, kết quả triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm, dạy tin học trong nhà trường:
- Nhà trường thực hiện tổ chức dạy học ngoại ngữ theo đề án dạy học tiếng anh của Sở GD-ĐT hướng dẫn, chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tiến hành đẩy mạnh trang trí môi trường học tập tiếng Anh bằng các bảng biểu song ngữ với những nội dung mang tính giáo dục cao. Tích cực mua sắm, trang bị các trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã được trang bị 01 phòng học tiếng Anh thông minh.
- Chỉ đạo nhóm giáo viên tiếng Anh xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết việc hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh, thường xuyên tổ chức sinh hoạt nhằm phát huy khả năng giao tiếp, rèn kỹ năng cho HS. Thành lập CLB tiếng Anh với những hình thức hoạt động phong phú, sinh động. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc HS tích cực tham gia giao tiếp cùng nhau bằng tiếng Anh. Kết quả:
+ Tổ chức các buổi giao lưu với những giáo viên bản địa thông qua những hoạt động học mà chơi, chơi mà học để các em thực hành 4 kỹ năng nghe nói đọc viết qua các trò chơi.
+ Tổ chức và tham gia cuộc thi: Học sinh giỏi hùng biện Tiếng Anh cấp trường, cấp thành phố do Phòng GD-ĐT tổ chức: đạt 01 giải nhất, cấp Tỉnh: đạt 02 giải nhất, cấp khu vực tại Cần Thơ: đạt 01 giải ba.
+ Nhà trường có tất cả 04 khối với 14 lớp học sinh được tham gia học chương trình tiếng Anh 10 năm, còn lại là học chương trình tiếng Anh hệ 7 năm.
- Trường đã trang bị các màn hình LCD ở các lớp để phục vụ giáo viên lên lớp ứng dụng CNTT vào bài giảng, khuyến khích giáo viên soạn giảng điện tử để lên lớp dạy cho học sinh.
- Thực hiện triển khai giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm đạt hiệu quả cao, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.
- Nhà trường đã đưa chương trình tin học vào giảng dạy ở các khối lớp.
e. Việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GD-ĐT, công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị.
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính được thể hiện trên báo cáo quyết toán ngân sách và công tác tài chính hàng năm, trường đã chủ động cân đối, sắp xếp chi tiêu, quyết toán thu, chi trong phạm vi chi tiêu ngân được giao.
- Nhà trường tiếp tục quán triệt thực hiện quản lý điều hành ngân sách và chủ động khai thác các nguồn thu có hiệu quả đưa vào sử dụng tăng khả năng cân đối ngân sách. Đồng thời tăng cường quản lý nguồn thu, tài sản nhà nước thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích góp phần thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng điều kiện cho phát triển giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa lãng phí trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước nhằm tăng thu nhập đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường. Định hướng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức kế hoạch hành động thực hiện chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, đề ra các giải pháp cụ thể.
f. Việc triển khai công tác hội nhập quốc tế trong hoạt động giáo dục.
- Dù được đánh giá cao về chất lượng lý thuyết và kiến thức, song với chương trình học của Bộ Giáo Dục còn thiếu các giờ học về ngôn ngữ nước ngoài, khiến cho các bâc phụ huynh tìm đến những trung tâm ngoài giờ để tăng cường cho con em kỹ năng tiếng Anh.
- Với đòi học giáo dục của phụ huynh ngày càng cao, nhà trường tổ chức cho học sinh các buổi học ngoại khóa với giáo viên nước ngoài để tăng cường khả năng giao tiếp của các em trong quá trình học tại nhà trường. Hoạt động này được phụ huynh và học sinh đồng tình ủng hộ và tham gia rất đông.
g. Trang bị CSVC, trang thiết bị, sách… bảo đảm chất lượng các hoạt động GD-ĐT, phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thực hiện kế hoạch cho việc mua sắm tập trung các trang thiết bị dạy học theo đúng quy định.
- Sử dụng tốt ĐDDH hiện có, phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới.
h. Công tác chỉ đạo và kết quả nhằm đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Quán triệt Quy định về Kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bô%3ḅ trưởng Bô%3ḅ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với nhiệm vụ năm học của ngành và tình hình cụ thể của đơn vị. Từng bộ phận xây dựng kế hoạch thực hiện sát với yêu cầu của chuyên môn.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đầy đủ, có sơ tổng kết và rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo thông tin 2 chiều giữa ngành và đơn vị.
i. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện:
- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:
+ Nề nếp trật tự ổn định tốt, vai trò tự quản, ý thức tự giác ngày càng được nâng lên. Việc chấp hành nội quy, thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh tiến bộ rõ so với đầu năm và năm qua.
+ Nề nếp trực nhật vệ sinh được tạo thành nếp thường xuyên, ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp trong học sinh ngày càng tăng. Có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện “Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
+ Số học sinh biểu hiện lễ phép biết chào hỏi ngày càng tăng. Không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về nội qui.
+ Tác phong đồng phục được thực hiện một cách tự giác và thường xuyên.
+ Bảo quản, chăm sóc tốt cây kiểng, ao cá tạo cảnh quan sư phạm tốt.
+ Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá - tốt chiếm tỉ lệ 98,2%. Hạnh kiểm yếu 0,1%.
Tuy nhiên:
+ Còn có một số học sinh chưa ngoan, ý thức học tập chưa tốt, rãi rác ở các lớp gây khó khăn không ít trong việc xây dựng nề nếp lớp, trường.
+ Một phần ít gia đình học sinh khó khăn có lối sống phức tạp, không quan tâm đến việc học của con em có tác động khá lớn đến hành vi đạo đức và thái độ học tập của học sinh.
+ Môi trường xung quanh trường khá phức tạp, nhiều quán nước, cửa hàng game cuốn hút học sinh làm ảnh hưởng đến sự chuyên cần của một bộ phận học sinh.
- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực học sinh; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh:
+ Ý thức học tập chuyển biến tốt, đa số học sinh thể hiện tinh thần cố gắng trong học tập. Có động cơ thái độ học tập đúng đắn.
+ Nhiều học sinh cần mẫn siêng năng, biết phương pháp học tập bộ môn, đạt kết quả khá tốt, học sinh khá và giỏi chiếm tỉ lệ 89,7%.
+ Học sinh tham gia tốt các hoạt động nhóm, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
+ PHHS có quan tâm việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới giúp các em tiếp thu bài mới dễ dàng hơn.
j. Công tác phổ cập giáo dục, thực hiện xoá mù chữ.
- Công tác chống lưu ban - bỏ học được quan tâm, giáo viên có chuyển biến tốt về nhận thức trong công tác này, theo sát và duy trì khá tốt sỉ số hằng buổi, thông tin và phối hợp xử lý kịp thời các trường hợp nghỉ không phép và có dấu hiệu bỏ học, tăng cường quan hệ với phụ huynh học sinh và địa phương trong việc giáo dục học sinh và xử lý kịp thời các trường hợp bỏ học.
- Tỉ lệ học sinh huy động vào lớp 6: 100 %
- Tình hình thực hiện công tác phổ cập có nhiều nổ lực trong công tác phổ cập THCS tiếp tục được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập năm 2012 (tỉ lệ 91,19 %). Góp phần vào việc hoàn thành phổ cập THCS toàn thành phố.
- Duy trì sỉ số: giảm 04 học sinh. Trong đó: Bỏ địa phương: 02 học sinh, chiếm 0,1%; Nguyên nhân khác: 02 học sinh.
Tồn tại: Một số gia đình học sinh gặp khó khăn nên không quan tâm đến việc học tập của con em. Việc liên hệ với gia đình để tác động các em còn nhiều hạn chế.
k. Công tác giáo dục dân tộc:
- Toàn trường có 16 học sinh dân tộc (07 Kh’mer, 09 Hoa).
- Nhà trường dựa vào công văn hướng dẫn về thực hiện miễn, giảm cho học sinh dân tộc các khoản đóng góp theo quy định.
- Đa phần học sinh dân tộc trong nhà trường là con em của các công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, ban ngành của Thành phố và Tỉnh nên tỉ lệ đạt khá – giỏi: 100%.
l. Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động ngoại khoá và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công tác bảo hiểm y tế HSSV; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện tốt chương trình thể dục, nhạc, họa chính khoá.
- Tổ chức các Hội thi văn nghệ và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường tạo điều kiện để học sinh vui chơi giải trí sau thời gian học tập căng thẳng đồng thời góp phần giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
- Thành lập Đội tuyển tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp TP: đạt giải II toàn đoàn.
- Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng, tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường… có trên 1.000 lượt học sinh tham gia.
* Hạn chế:
- Sân bãi chật hẹp, nắng nên chưa thực hiện được thể dục giữa giờ buổi chiều, mượn sân dạy thể dục nên việc sử dụng thiết bị dạy học gặp khó khăn.
m. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác cải cách hành chính.
- Thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, quy chế dân chủ ở đơn vị; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông tới giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về yêu cầu dạy và học thực chất; cổ vũ, động viên, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, tạo môi trường lành mạnh và sự đồng thuận trong nhà trường và xã hội để phát triển giáo dục.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Đảm bảo tốt kỷ cương nề nếp giảng dạy, thực hiện đúng chương trình. Trong quá trình giảng dạy có tập trung đổi mới phương pháp, vận dụng các chuyên đề của HĐBM đồng thời tổ chức dạy thao giảng, xây dựng chuyên đề đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học. Đầu tư, nghiên cứu thực hiện khá tốt yêu cầu về đổi mới phương pháp và nội dung chương trình. Hầu hết giáo viên đều lưu tâm đến việc vận dụng vào quá trình giảng dạy góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp.
- Giáo viên trường ý thức thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn trường thi đua “Dạy thực - học thực”, thực hiện đổi đề kiểm tra giữa các giáo viên và thực hiện 02 đề kiểm tra / 01 lớp để hạn chế việc quay cóp, tăng cường tính trung thực trong học tập; tăng cường số lượt kiểm tra miệng trong một tiết để học sinh phải chuẩn bị tốt bài học cũ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Nề nếp soạn giảng ổn định tốt. Giáo viên soạn bài đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, có đầu tư cho hoạt động dạy – học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Trong quá trình giảng dạy lưu tâm nhiều hơn đến việc hướng dẫn về phương pháp học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tinh giản kiến thức và kỹ năng theo chương trình chuẩn của Bộ GD.
- Tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề được nâng lên, tổ chủ động bố trí sắp xếp (trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của trường), chủ yếu là tự nghiên cứu. Tham gia tốt sinh hoạt HĐBM, thao giảng minh họa chuyên đề, trao đổi thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ lẫn nhau. Học tập tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của HĐBM, có ghi chép, trao đổi trong nhóm chuyên môn và vận dụng trong thực tế giảng dạy.
- Có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn có chuẩn bị tốt đảm bảo chất lượng hội họp. Các chuyên đề của HĐBM được triển khai và vận dụng khá tốt vào giảng dạy. Tỉ lệ giáo viên áp dụng tăng nhiều và có hiệu quả tốt. Có 61 chuyên đề cấp trường (các môn) đạt Tốt 55, Khá 06 được triển khai và dạy minh họa rút kinh nghiệm. Ngoài ra, có 06 chuyên đề cấp Phòng đạt Tốt, 01 chuyên đề cấp Tỉnh đạt Tốt.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Hầu hết giáo viên các tổ đều vận dụng CNTT thông qua sử dụng giáo án điện tử và các thực hiện chuyên đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Cụ thể tổng số tiết dạy ứng dụng CNTT là 220 tiết (209 Tốt; 11 Khá).
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn tiếng Anh cho giáo viên dạy...
- Tập trung triển khai và vận dụng các chuyên đề do HĐBM sinh hoạt. Đồng thời tổ chức dạy rút kinh nghiệm một số vấn đề giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng như: tổ chức học sinh hoạt động nhóm, hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà, sử dụng sách giáo khoa,…
- Phụ đạo học sinh yếu, kém 03 môn Văn, Toán, Anh trái buổi học chính khoá (Mỗi tuần / 01 môn / 02 tiết cho học sinh khối 6, 7, 8, 9).
* Hạn chế:
- Đầu vào lớp 6 trình độ học sinh không đều. Còn một bộ phận học sinh ở các trường tiểu học còn yếu (kỹ năng đọc, viết, tính toán). Một bộ phận học sinh chưa biết chuẩn bị bài ở nhà do ảnh hưởng của phương pháp học tập cũ.
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả chưa đồng bộ giữa các giáo viên do việc chọn lựa và phối hợp các phương pháp phù hợp với nội dung tiết dạy và đối tượng học sinh chưa tốt ở một số giáo viên. Trong quá trình học tập, còn không ít học sinh chưa thực hiện tốt việc học và chuẩn bị bài ở nhà nên giáo viên rất khó khăn trong việc đổi mới phương pháp.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém.
Thành tích:
Thi Tài năng (hùng biện) tiếng Anh:
+ Cấp TP: đạt 01 giải nhất đồng đội.
+ Cấp Tỉnh: đạt 02 giải nhất.
+ Cấp khu vực tổ chức tại Cần Thơ: đạt 01 giải ba đồng đội.
HSG các môn văn hóa:
+ Cấp TP: đạt 49 giải (06 giải I; 09 giải II; 24 giải III; 10 giải khuyến khích).
+ Cấp Tỉnh: đạt 22 giải (02 giải I; 12 giải II; 08 giải III).
Thi viết thư quốc tế UPU:
+ Cấp Tỉnh: đạt 09 giải (01 giải nhất; 02 giải nhì; 01 giải ba; 05 giải khuyến khích).
+ Cấp Quốc gia: 01 giải khuyến khích.
Thi Tin học trẻ cấp Tỉnh: đạt 03 giải III.
Thi Phần mềm sáng tạo cấp Tỉnh: đạt 01 giải III.
Thi Giải toán máy tính cầm tay:
+ Cấp TP: đạt 08 giải.
+ Cấp Tỉnh: đạt 03 giải (01 giải I; 02 giải khuyến khích)
Hội thi Ca – múa – nhạc:
+ Cấp TP: đạt giải nhất toàn đoàn.
+ Cấp Tỉnh: không tham dự.
III. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
- Tỉ lệ học sinh huy động vào lớp 6: 100 %
- Tổng số học sinh: 2.221 ; Số học sinh nữ: 1.097 ; Tỷ lệ: 49,39 %.
- Số học sinh dân tộc: 16 (07 Kh’mer, 09 Hoa)
- Số lượng học sinh giảm: 04 học sinh,
Trong đó: Bỏ địa phương: 02 học sinh chiếm tỉ lệ 0,1%; Nguyên nhân khác: 02 học sinh (mất, bệnh); Chuyển đến: 15.
- Tình hình thực hiện công tác phổ cập có nhiều nỗ lực trong công tác phổ cập THCS tiếp tục được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập. (tỉ lệ 91,78 %). Góp phần vào việc hoàn thành phổ cập THCS toàn thành phố.
- Trường được Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2018. Tuy nhiên do diện tích sân trường hẹp nên việc giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao phải mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để giảng dạy và tập luyện.
V. NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC CẤP. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1. Về tổ chức cán bộ
1.1. Thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo. Ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
1.2. Hàng năm kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm với 43 lượt xếp loại Tốt, 02 lượt Khá. Kiểm tra chuyên đề: 239 lượt đạt Tốt, 04 đạt Khá. Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn: 154 lượt đạt Tốt.
1.3. Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cũng được đảm bảo thông các bài kiểm tra hàng năm. Kết quả kiểm tra BDTX: Tốt, Khá.
1.4. Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn thông qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và công tác quản lý. Tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp Tỉnh nhằm nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý lớp học .
- Ưu điểm:
+ Nhà trường luôn quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ, cũng như chú ý giao việc để giáo viên trẻ làm quen với công việc đồng thời thử thách cán bộ.
+ Trong công tác luôn tạo điều kiện để giáo vien nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo nguồn quy hoạch tại đơn vị.
+ Hằng năm đều lấy ý kiến trong đội ngũ cốt cán để xây dựng kế hoạch quy hoạch tại đơn vị với tinh thần dân chủ.
- Hạn chế:
Vẫn còn một số giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt còn từ chối tham gia trong đội ngũ quy hoạch.
2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; xây dựng trang thông tin điện tử của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.
2.1. Công tác đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong nhà trường được ưu tiên hàng đầu.
- Hiện trường lắp đặt 02 đường truyền internet tốc độ cao.
- Trường có 04 phòng máy tính với hơn 100 máy được kết nối internet từ hoạt động xã hội hóa và Sở GD cấp năm 2011 nhằm phục vụ tốt hơn trong việc giảng dạy và ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống các phòng máy sử dụng đã lâu nên cũng ảnh hưởng một phần trong công việc.
2.2. Nhà trường đang sử dụng sổ liên lạc điện tử và sổ gọi tên ghi điểm trên hệ thống mạng Vnedu. Mỗi học kỳ nhà trường có 03 đợt thông báo phiếu liên lạc về cho phụ huynh để theo dõi và đôn đốc con em học tập đạt kết quả tốt.
2.3. Ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục.
- Trường đang thực hiện các phần mềm trong công tác quản lý: Phần mềm kế toán MISA, Phần mềm quản lý thiết bị. Các phần mềm thực hiện khá tốt.
- Sử dụng các phần mềm EMIS, PIMS, xếp thời khóa biểu, phổ cập, tự đánh giá, quản lý công văn... trong chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho CB, GV ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy. Riêng VEMIS tạm ngưng sử dụng do việc cài đặt và sử dụng gặp nhiều khó khăn.
- Việc gửi và nhận văn bản điện tử bằng email được triển khai trong tất cả giáo viên.
- Hoạt động trường học kết nối: thông tin hoạt động của nhà trường được cập nhật, tuy nhiên các tổ đoàn thể chưa thường xuyên đưa tin bài cho cán bộ phụ trách, thiếu tin bài hàng tháng. Đã triển khai hướng dẫn CB, GV đăng ký và sử dụng. CB, GV tham dự sinh hoạt chuyên môn, đưa bài giảng, chuyên đề lên trường học kết nối nhưng số lượng còn ít.
2.4. Nhà trường ký hợp đồng với công ty Viễn thông An Giang hàng năm cung cấp đầy đủ dung lượng truyền tải để đảm bảo công tác quản lý và sử dụng tại đơn vị luôn được thông suốt.
2.5. Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học luôn được giáo viên áp dụng trong việc giảng dạy.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Khai thác triệt để vai trò của các thiết bị dạy học đã được trang bị trong các phòng vi tính, các thiết bị màn hình tương tác... Có 220 tiết ứng dụng CNTT.
- 100% CB, GV, NV có chứng chỉ Tin học ứng dụng. 100% CB, GV, NV có máy tính cá nhân để phục vụ công việc dạy học hàng ngày.
2.6. Tăng cường ứng dụng CNTT trong tất cả các hoạt động của nhà trường, thường xuyên BD chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, chú trọng đến giáo viên tin học thông qua các đợt tập huấn do Phòng và Sở GD.
3. Về đổi mới quản lý tài chính.
- Thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh:
+ Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giáo viên: thu nhập tăng thêm bình quân 3.500.000 đồng/ 1 người, khám sức khỏe định kỳ, tham quan du lịch,…
+ Thực hiện quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các đợt vận động giáo viên, phụ huynh và học sinh.
- Sử dụng ngân sách nhà nước, học phí và các nguồn thu khác để duy tu, sửa chữa cơ sở vật chất trường học.
+ Tên hạng mục duy tu, sửa chữa: Nâng sân trường, cải tạo nhà vệ sinh, ốp gạch
+ Thời gian thực hiện: Tháng 10/2018
+ Kinh phí: 310.670.000 đồng, sử dụng từ nguồn Học phí: 181.690.000 đồng, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: 128.980.000 đồng.
- Ưu điểm:
+ Sổ sách thu chi rõ ràng, thực hiện chế độ chính sách kịp thời và đúng qui định.
+ Trong năm, nhà trường đã thu:
• Học phí: 1.193.550.000 đồng (đạt 100 %).
• BH y tế: 1.050.476.100 đồng (đạt 100 %).
• BH tai nạn: 215.300.000 đồng (đạt 100 %).
- Hạn chế:
Vẫn còn một bộ phận phụ huynh chưa ý thức cao trong việc đóng góp các nguồn thu theo quy định nên còn chậm, cụ thể là thu học phí.
4. Về công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
4.1. Công tác kiểm tra của đơn vị.
- Kiểm tra chuyên đề hầu hết giáo viên tham gia giảng dạy. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới phương pháp theo hướng cập nhật tiến bộ KHCN thông tin vào bài dạy. Xây dựng nề nếp giảng dạy. Kết quả: 239 lượt đạt Tốt, 04 đạt Khá.
- Kiểm tra nội bộ: kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm với 43 lượt xếp loại Tốt, 02 lượt Khá.
- Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn: 154 lượt đạt Tốt.
- Ưu điểm:
+ Kiểm tra việc soạn giảng thực hiện qui chế chuyên môn được chú ý kiểm tra thường xuyên đạt 100%.
+ Đa số giáo viên quán triệt nhiệm vụ hoạt động kiểm tra.
- Hạn chế:
+ Trong kiểm tra, vẫn còn trường hợp vị nể chưa mạnh dạn trong góp ý kiến và đánh giá.
+ Vẫn còn một số giáo viên chưa có ý thức cao trong giảng dạy.
4.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
Không có lượt khiếu nại
5. Về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng.
5.1. Công tác khảo thí.
- Nhà trường coi trọng và xây dựng kế hoạch công tác đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng trú trọng phát triển phẩm chất năng lực người học. 100% CB, GV đều đăng ký một đổi mới trong phương pháp dạy học.
- Xây dựng ngân hàng đề, xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức các kỳ kiểm tra định kỳ đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, đánh giá đúng thực chất.
- Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra, kiểm định, đảm bảo tính vừa sức, khách quan, trung thực từ khâu ra đề, đáp án, chấm trả bài, vào điểm, tính điểm… đúng theo quy định. Thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo nội dung Thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12/12/2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
5.2. Công tác kiểm định.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo quản lý chất lượng giáo dục, thành lập nhóm giáo viên làm công tác khảo thí và kiểm định chất lượng có chất lượng, biết việc, làm việc khoa học chính xác.
- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, công tác kiểm định chất lượng nghiêm túc để đánh giá điều chỉnh kịp thời.
- Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ và đánh giá học sinh theo TT22/2016/TT-BGD ngày 22/9/2016 của Bộ giáo dục.
- Tổ chức triển khai tốt các hoạt động KĐCLGD theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng và gắn công tác này với xây dựng, củng cố, phát triển trường đạt chuẩn quốc gia.
VI. NÂNG CAO GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG, TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ
1. Kết quả hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM và phong trào thanh
thiếu niên trường học.
- Kết hợp chặt chẽ kế hoạch trường, tổ chức một số hình thức và nội dung hoạt động phù hợp hỗ trợ tốt trong việc giáo dục đạo đức và học tập cho học sinh.
- Nhiều em thể hiện được tinh thần của Đội viên trong các hoạt động, vai trò tự quản của các em trong BCH Chi đội ngày càng được phát huy - biết quản lý tổ chức một số hoạt động trong việc xây dựng nề nếp lớp và tham gia các phong trào của nhà trường.
- Thông qua sinh hoạt chủ điểm (hàng tháng) đã tổ chức và thực hiện nhiều phong trào đạt kết quả khá tốt góp phần đáng kể trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh như:
+ Phối hợp với GVCN giới thiệu các em học sinh nghèo học giỏi nhận học bổng Công ty Xổ số Kiến thiết AG, Công ty Xổ số Kiến thiết Lâm Đồng. Từ PHHS hỗ trợ bảo hiểm y tế và tai nạn với tổng trị giá gần 20.000.000 đồng.
+ Tăng cường củng cố nề nếp. Lập đội sao đỏ, đội trực về đường có trên 560 lượt tham gia.
+ Phối hợp với thư viện thực hiện tháng an toàn giao thông dưới hình thức kí cam kết “Không vi phạm Luật ATGT và Tệ nạn xã hội” có trên 2.000 lượt tham gia.
+ Thực hiện phong trào “Vui Hội Trăng Rằm” năm 2018 với 02 nội dung: Trao tặng trên 200 lồng đèn cho học sinh nghèo trị giá trên 4.000.000 đồng. Gánh hàng rong: có 45 gian hàng thu hút trên 500 lượt tham gia.
+ Tổ chức diễn đàn “Thắp sáng ước mơ” – Xây dựng học bổng tặng quà tết cho HS nghèo vui xuân đón Xuân Kỷ Hợi 2019 trao 60 phần quà mỗi phần trị giá 300.000, tổng kinh phí trên 18.000.000 đ.
+ Vận động giáo viên, phụ huynh và học sinh quyên góp giúp đỡ bạn Ngô Đức Duy lớp 6A11 với số tiền 132.000.000 đồng bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.
+ Phối hợp Nhà thiếu nhi AG cử đội trống kèn, đội văn nghệ tham gia phục vụ lễ khai mạc, Hội tem AG có trên 30 lượt tham gia.
+ Phát động Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường với các môn: điền kinh, bóng đá (nam, nữ), cầu lông, cờ vua, đá cầu, bơi lội…
+ Tuyên truyền về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho học sinh với hơn 2.000 lượt tham gia. Kết nạp Đoàn cho hơn 250 em có thành tích tốt trong học tập.
+ Tuyên truyền về ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/04/1975, ngày Quốc tế lao động 01/5 thông qua sinh hoạt dưới cờ, tiết NGLL… có trên 2.000 lượt học sinh tham gia.
+ Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng, tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường… có trên 1.000 lượt học sinh tham gia.
+ Giáo dục HS thể hiện hành vi văn hóa, lịch sự biết vâng lời thầy cô cha mẹ, gọi bạn xưng tên. Không tham của rơi – nhặt của rơi trả lại người mất.
+ Tổ chức kiểm tra ổn định nề nếp tác phong đồng phục học sinh, tăng cường kiểm tra được trên 11 lượt góp phần giữ vững nề nếp Đội viên.
+ Tổ chức ôn tập dưới cờ các môn theo hướng dẫn có trên 2.000 lượt tham gia mỗi buổi cho cờ đầu tuần.
+ Tổ chức hội thi văn nghệ toàn trường có trên 400 tiết mục tham gia. Tuyển chọn tổ chức một đêm chung kết với trên 50 tiết mục có chất lượng phục vụ chủ điểm 20/11. Thành lập đội văn nghệ tham gia Hội thi Ca – múa – nhạc cấp TP với hơn 80 học sinh tham dự: đạt giải nhất toàn đoàn.
+ Tuyển chọn nhiều tiết mục tốt tổ chức hội diễn “Mừng Đảng – Mừng Xuân” tại sân trường, đạt kết quả tốt,... Tổ chức hội thi Thời trang Xuân và công diễn văn nghệ cấp Trường chào Xuân có 47/47 chi đội tham gia thu hút trên 1.000 lượt HS tham gia thi và cỗ vũ.
+ Tổ chức Hội thi Nghi thức Đội cấp trường có 34 lớp tham gia. Đồng thời, tham gia Hội thi nghi thức Đội và chỉ huy đội giỏi cấp TPLX đạt 01 giải nhất, 03 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích chỉ huy đội giỏi khối 6, 7, 8.
+ Ôn bài 15 phút đầu giờ đã ổn định và sinh hoạt thường xuyên có tác động tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Ngoài ra, các em tham gia nhiều phong trào giáo dục do Tỉnh đoàn, Thành đoàn và nhà thiếu nhi tổ chức đạt kết quả tốt.
2. Công tác chính trị, tư tưởng, an ninh, trật tự trong toàn ngành
- Tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, nghị quyết do Trung tâm bồi dưỡng chính trị và Đảng ủy tổ chức.
- Phổ biến kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành, hàng tháng trích nội dung thông tin, thời sự phổ biến trong HĐSP giúp cho đội ngũ nắm bắt thông tin kịp thời.
- Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung mới của ngành Giáo dục Long Xuyên; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tuyên truyền và vận động giáo viên thực hiện tốt Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/207 về “An toàn giao thông”… Ban Giám Hiệu cùng toàn thể giáo viên ký cam kết thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động nêu trên. Qua một học kỳ, nhận thức của đội ngũ giáo viên có sự chuyển biến đáng kể, có được sự đồng tình và thực hiện tốt trong quá trình giảng dạy và tham gia các hoạt động.
- Tiếp tục nhà trường được công nhận giữ vững danh hiệu “Cơ quan văn hóa”, được UBND Thành phố tặng giấy khen về thành tích “Thực hiện tốt qui chế dân chủ và xây dựng đời sống văn hoá”.
- Phổ biến và thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện chấp hành chủ trương pháp luật của Nhà nước, trong năm học không có giáo viên, học sinh nào vi phạm.
- Đa số giáo viên ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt qui chế chuyên môn, tích cực tham gia cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và trung thực” trong giảng dạy và trong sinh hoạt.
- Tình hình tư tưởng giáo viên ổn định tốt, không có biểu hiện dao động.
- Tạo điều kiện tốt cho các đoàn thể hoạt động. Thực hiện tốt qui chế dân chủ trường học - Đoàn kết nội bộ tốt.
b. Hạn chế:
- Tư liệu tuyên truyền giáo dục thiếu và thường chậm nên thông tin thiếu tính thời sự cao.
- Còn lúng túng trong hình thức tuyên truyền giáo dục giáo viên và học sinh.
3. Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội để xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học; phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh
- Giáo dục học sinh cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp, môi trường sống xung quanh.
- Tuyên truyền, giáo dục cho CB, GV, NV và học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo, trường - lớp luôn “Xanh - Sạch - Đẹp” và an toàn.
- Có kỹ năng quan sát, cảm nhận về môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia những hoạt động bảo vệ và chăm sóc môi trường trường học, thể hiện thái độ đối xử thân thiện với môi trường.
- Phối hợp với Công an TPLX tổ chức buổi tuyên truyền kiến thức về ATGT và các tệ nạn xã hội trong giờ chào cờ;
- Tổ chức cho học sinh và PHHS ký cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.
- Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
4. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
* Ưu điểm:
- Các thầy cô luôn ứng xử có văn hóa cả trong lời nói và hành động để làm gương cho học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức cho học sinh một số hoạt động giao lưu tuyên truyền bổ ích: tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, an toàn giao thông và phòng tránh các tệ nạn xã hội, chương trình mua tăm tre nhân đạo, ủng hộ người nghèo,…
- GVBM tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống vào bài dạy, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh khi các em phát ngôn chưa đúng, kết hợp chặt chẽ với GVCN trong việc giáo dục các em.
* Hạn chế:
- Vẫn còn một bộ phận học sinh có những hành vi, biểu hiện chưa tốt: nói tục, chửi bậy, bỏ học giữa chừng.
5. Công tác giáo dục thể chất, ngoại khoá và y tế trường học
* Ưu điểm:
- Trong công tác giáo dục thể chất, y tế học đường, phong trào Hội khỏe Phù Đổng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường; sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong trường tạo điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động hội thi.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy thể dục thể thao cơ bản đủ về số lượng, được bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo đạt nâng chuẩn, có năng lực, phẩm chất tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cao, yêu nghề, đoàn kết tốt; được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn trong năm, hè và theo chuyên đề.
- Các hội thi thể dục của học sinh, hội thao của giáo viên được tổ chức thường xuyên từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh, phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển khá mạnh về số lượng và chất lượng.
- Nhận thức về vị trí, ý nghĩa công tác y tế học đường được nâng cao tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập các môn học trong nhà trường.
* Khó khăn:
- Trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, sân bãi nên việc học và tập luyện thường xuyên các môn thể thao còn rất hạn chế (Mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để dạy và tập luyện).
6. Công tác phát triển đội viên, đoàn viên trong học sinh.
- Nâng cao chất lượng hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường: Tổ chức sinh hoạt Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên theo chủ đề năm học và theo từng chủ điểm của tháng; Tổ chức giao lưu kết nghĩa với các đơn vị bạn để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức các trò chơi dân gian, thi hát dân ca,… nhằm tạo môi trường thân thiện, tích cực trong nhà trường.
- Chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: ngoan ngoãn, lễ phép; tích cực, tự giác trong mọi hoạt động tập thể. Linh hoạt trong tổ chức học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Cải tiến tiết nội dung chương trình sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, nâng cao chất lượng đội viên qua các buổi sinh hoạt đội ở lớp, ở trường.
- Việc phát triển đội viên, đoàn viên cần đi sâu vào chất lượng, do đó, cần phải cho học sinh hiểu được các điều cơ bản về tổ chức Đội, Đoàn các bước phấn đấu để trở thành người đội viên, người đoàn viên TNCSHCM. Nhiệm vụ của người đội viên, người đoàn viên.
- Đoàn trường đã tổ chức lớp Bồi dưỡng cảm tình đoàn và kết nạp đoàn cho 115 đoàn viên.
7. Tình hình và kết quả triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đến giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật trong học sinh; vệ sinh nước sạch; phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống ma túy tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống HIV-AIDS, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; dân số kế hoạch hóa gia đình...
- Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình:
+ Thực hiện sinh hoạt chuyên đề giúp học sinh nắm được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Cán bộ quản lý, công chức, viên chức được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
+ Tuyên truyền, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống học tập - sinh hoạt tại trường;
+ Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua Hội thi kể chuyện về Bác Hồ và sinh hoạt chuyên đề dưới cờ.
+ 100% học sinh hát Quốc ca khi chào cờ.
+ Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học giữa giáo viên - giáo viên; giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh; giáo dục học sinh thực hiện văn hóa cộng đồng, tập thể khi thực hiện các hoạt động tập trung và nơi công cộng, thực hiện các quy định về trật tự ATGT, sống nhân ái vì cộng đồng;
+ Thực hiện tốt và có hiệu quả thực chất việc xây dựng công trình do Đoàn thanh niên và Đội Thiếu niên phát động;
+ Chỉnh trang, tu sửa và đưa phòng truyền thống đảm bảo phục vụ công tác giáo dục truyền thống tại đơn vị;
+ Tổ chức cho Đoàn viên; Đội viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động tập thể;
- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục;
+ Lồng ghép các nội dung, chương trình vào các môn học phù hợp trong chương trình, sách giáo khoa đang thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các nội dung giáo dục: “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Môi trường”, “Kỹ năng sống”, “Phòng chống tai nạn thương tích” và “Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” cùng với nội dung “Hỗ trợ tâm lý trẻ em trong các hoạt động giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” để tránh chồng chéo, quá tải cho học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh liên quan tới công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
VII. CỦNG CỐ VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
1. Đầu tư xây dựng CSVC
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chủ động tham mưu với UBND phường Mỹ Bình trong việc củng cố, nâng cấp một số hạng mục CSVC nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học, tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh ủng hộ công tác xã hội hóa để cải tạo, tu sửa phòng lớp học, đường điện,...
- Nhà trường nâng cao nhận thức bảo quản tài sản, tu sửa bàn ghế xuống cấp kịp thời chuẩn bị năm học mới.
- Chỉnh trang bộ mặt nhà trường khá tốt, quét vôi dãy rào trước cổng trường vào đầu năm học.
- Nhà trường tổ chức cho thầy và trò tổng vệ sinh đầu năm tạo môi trường sạch đẹp.
2. Đầu tư trang thiết bị dạy học và quản lý
- Thực hiện kế hoạch cho việc mua sắm tập trung các trang thiết bị dạy học theo đúng quy định.
- Đầu năm nhà trường đã cử cán bộ quản lý thiết bị tập huấn bồi dưỡng của Phòng GD.
- Nhà trường chú trọng mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy như đồ dùng, thiết bị dạy học các môn, mua bổ sung sách và tài liệu vào thư viện nhà trường ... Tuy nhiên số lượng còn rất ít theo yêu cầu...
- Sử dụng tốt ĐDDH hiện có, phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới. Có 14.356 lượt ĐDDH được sử dụng.
- THTN thực hiện thường xuyên, đảm bảo lịch thực hành hàng tháng theo chương trình. Cụ thể : •Sinh : 105 lượt (105 tiết A).
• Hoá : 257 lượt (257 tiết A).
• Lý : 121 lượt (121 tiết A).
- Hàng năm, giáo viên các tổ tham gia làm ĐDDH.
* Hạn chế:
- Một số ĐDDH hiện có chưa được tận dụng được hết (môn thể dục), phong trào tự làm ĐDDH chưa được đẩy mạnh.
- CSVC chưa đáp ứng, phòng thiết bị nhỏ nên khó khăn cho việc bố trí thiết bị dạy học, Phòng chứa thiết bị của phòng bộ môn nhỏ nên rất khó khăn trong việc giới thiệu.
- Thiết bị dạy học được cấp khá lâu nên việc đưa vào giảng dạy gặp nhiều khó khăn: không chính xác, dễ hư hỏng,…
3. Công tác thư viện trường học
* Ưu điểm:
- Củng cố và thực hiện nghiệp vụ theo chỉ đạo của Sở GD.
- Cập nhật hóa sổ sách kịp thời, bổ sung trưng bày sách thường xuyên đúng trọng tâm từng chủ điểm (Lập tủ sách giáo dục đạo đức, pháp luật; Tủ sách truyện đọc tự chọn cho học sinh).
- Sắp xếp trưng bày sách gọn, thoáng, mở cửa đúng giờ.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có phòng đọc riêng cho giáo viên và học sinh.
- Nhà trường cũng trang bị thư viện điện tử với 03 máy tính được kết nối mạng internet.
- 100% học sinh diện chính sách được mượn SGK với 7.026 lượt. Đủ sách phục vụ yêu cầu thay sách (100% học sinh có đủ sách).
- 100% giáo viên có mượn sách thư viện. Đọc báo thường xuyên tại Thư viện (05 loại báo, 04 tạp chí).
- Phối hợp hỗ trợ Đoàn - Công đoàn tổ chức tốt các hoạt động chủ điểm bằng nhiều hình thức tháng bộ môn, triển lãm, …
- Hàng tháng tổ chức giới thiệu sách mới cho giáo viên tham khảo với 6.826 lượt.
- Hàng năm vận động học sinh các lớp bổ sung sách mới cho thư viện.
- Đầu năm nhà trường bổ sung sách mới giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu tham khảo tài liệu trong giảng dạy và học tập.
* Hạn chế:
- Kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu bổ sung sách nhất là sách nghiên cứu.
- Cán bộ thư viên mới, đang học nghiệp vụ nên còn lúng túng trong hoạt động, chưa tạo được phong trào để thu hút học sinh.
- Số lượt giáo viên sử dụng và nghiên cứu tài liệu thư viện chưa đều và chưa nhiều.
4. Đầu tư ngân sách GDĐT
- Ủy ban nhân dân phường Mỹ Bình cùng Ban đại diện PHHS hỗ trợ chỉnh trang lề đường để học sinh đứng đợi rước khi tan trường.
- Nhà trường mới được xây dựng sân tập đa năng cho sinh từ nguồn NSNN.
VIII. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA (XHH) GIÁO DỤC VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
1. Huy động các nguồn lực tham gia sự nghiệp giáo dục
- Trường kết hợp với BĐD.CMHS thực hiện xây dựng lại vĩa hè, lề đường cho học sinh đứng chờ phụ huynh đến rước vào các giờ tan học.
- Trường được sự tài trợ của các mạnh thường quân, cơ quan đóng trên địa bàn hỗ trợ tập vỡ phát thưởng.
- Phường đã hình thành được trung tâm giáo dục cộng đồng với đầy đủ thành phần tham dự, đây là tiền đề cho việc phát triển xã hội học tập.
- Ưu điểm:
+ Ban đại diện CMHS phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, hỗ trợ một số điều kiện cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt kỷ niệm 20/11.
+ Phối hợp tốt giữa Hôi đồng trường, Ban ĐD CMHS lớp và GVCN vận động, liên hệ gia đình động viên cha mẹ không để con em bỏ học. Hỗ trợ tốt các phong trào ở lớp như: văn nghệ, TDTT, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán trên internet, giải Tiếng Anh trên internet, văn hay chữ tốt,…
+ Vận động các cơ quan đoàn thể (hội khuyến học thành phố, phường) cấp học bổng cho học sinh nghèo học khá giỏi.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân và các đơn vị đã hỗ trợ cho học sinh nghèo tiếp bước đến trường với hơn 40.000.000 đồng.
- Hạn chế:
+ Do quy định mới của Bộ GD-ĐT về hoạt động của Ban đại diện PHHS nên việc huy động các nguồn quỹ hỗ trợ tăng cường CSVC bị hạn chế.
+ Tuy nhiên trung tâm giáo dục cộng đồng hoạt động chưa thực sự hiểu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội.
2. Công tác phối hợp giữa ngành GDĐT với đoàn, đội, hội
- Ưu điểm:
+ Nhà trường kết hợp chặt chẽ với Hội khuyến học và Hội Cựu giáo chức của phường trong việc vận động học sinh ra lớp cũng như giúp đỡ các em khó khăn.
+ Ban đại diện CMHS và các mạnh thường quân vận động Quỹ tiếp sức đến trường hỗ trợ học sinh nghèo 48 suất BHYT và 04 BHTN, hỗ trợ đóng học phí cho 04 học sinh.
- Hạn chế: Nhà trường chưa kết hợp thường xuyên Hội khuyến học và Hội Cựu giáo chức chỉ kết hợp thời điểm đầu và cuối năm.
IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những việc làm được
- Tư tưởng giáo viên ổn định, đoàn kết nội bộ tốt.
- Giáo viên thực hiện tốt nề nếp kỷ cương giảng dạy, thực hiện đúng quy định của nhà trường của ngành.
- Giáo viên co ý thức tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
- Thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm chủ động trong hoạt động đánh giá khá sát chất lượng học sinh.
- Ý thức chấp hành nội qui của học sinh có tiến bộ, nề nếp ngày càng được ổn định và chấn chỉnh tốt hơn, học sinh có chuyển biến tốt về hạnh kiểm.
- Chất lượng học sinh được giữ vững, học sinh giỏi văn hóa tỉ lệ ngày càng cao.
- Các phong trào hỗ trợ hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được nhân rộng.
2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Hạn chế:
- Các hoạt động phong trào chưa được giáo viên tham gia đều.
- Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ý thức cao trong học tập.
2.2. Nguyên nhân:
- Một bộ phận giáo viên lớn tuổi, tham gia các hoạt động phong trào không đều.
- Giáo viên còn lúng túng trong nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn.
- Một số học sinh thiếu siêng năng và thụ động nên giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện phương pháp tích cực.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, còn có tư tưởng giao phó cho nhà trường ảnh hưởng đến công tác chống lưu ban bỏ học, phụ đạo học sinh yếu kém (không đến lớp phụ đạo thường xuyên).
3. Bài học kinh nghiệm
- Nhà trường đạt được những kết quả trên là được sự quan tâm của PGD-ĐT TP Long Xuyên, của Đảng uỷ, UBND phường Mỹ Bình, của Sở GD-ĐT Tỉnh An Giang. Đồng thời ban giám hiệu đã xây dựng được các kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có hiệu quả, sát với nhiệm vụ của năm học .
- Các đoàn thể trong nhà trường đã nhận thức đúng được vai trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong nhà trường.
- Động viên được cán bộ giáo viên tự giác rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp và làm việc có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ, tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Đây là việc làm hết sức quan trọng có tính quyết định trong việc thực hiện thành công các kế hoạch đề ra.*
*NĂM HỌC 2019 - 2020:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định, phần lớn có năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Lực lượng cốt cán trong nhà trường hoạt động tích cực quản lý được chất lượng chuyên môn.
- Được sự đồng tình và hỗ trợ nhiệt tình của Ban Đại diện CMHS trong các hoạt động của nhà trường.
- Phong trào xã hội hóa giáo dục có bước tiến bộ đáng kể. Phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội địa phương có sự phối hợp khá chặt chẽ trong phong trào PC.THCS, tu sửa CSVC, xây dựng quỹ khuyến học, nhất là ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm hơn về việc học tập của con em.
- Kỷ cương nề nếp trong nhà trường được chấn chỉnh ngày càng tốt hơn.
2. Khó khăn:
- Diện tích sân chưa phù hợp với số lượng học sinh.
- Thiếu sân bãi dạy thể dục, mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để dạy nên nhà trường gặp khó khăn trong việc bố trí thời khóa biểu thể dục chính khoá, không có sân bãi tập dượt rèn luyện năng khiếu, gây khó khăn trong việc quản lý các em học sinh.
- Đầu vào lớp 6 chất lượng chưa đều, còn một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học hành của con em nên việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, chống lưu ban, bỏ học gặp rất nhiều khó khăn.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG NĂM HỌC
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; triển khai các nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục và đào tạo, các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành.
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai có hiê%3ḅu quả quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh, có trang bị hệ thống sổ liên lạc, tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh từ đầu năm học đến cuối năm học để thông báo kết quả học tập, rèn luyê%3ḅn của học sinh đồng thời kết hợp giáo dục học sinh. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân, phụ huynh học sinh và mọi người hiểu rõ được trách nhiệm giáo dục không chỉ là của nhà trường, trách nhiệm giáo dục là của Đảng, Nhà nước và toàn dân.
- Nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến đổi mới giáo dục và đào tạo. Chủ động tham mưu cho các Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể, để xây dựng trường “Đạt chuẩn Quốc gia”, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cấp THCS.
- Hằng năm, Chi bộ xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương, các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình của Thành ủy, Đảng ủy phường. Chỉ đạo tổ chức Hội nghị CB-VC hàng năm, để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết từng năm học trước đó, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế, đồng thời đề ra kế hoạch trọng tâm cho năm học mới; xây dựng kế hoạch từng học kỳ, tháng về thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận chuyên môn và các đoàn thể trong đơn vị thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo an ninh trâ%3ḅt tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trâ%3ḅt tự trường học. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh. Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, đánh giá mức độ để có biện pháp ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
2. Việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành:
- Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Giáo viên tham gia tốt các lớp bồi dưỡng của ngành tổ chức. Ngoài ra, việc tự bồi dưỡng của giáo viên cũng được nhà trường quan tâm thông qua họp nhóm, tổ bộ môn.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào “Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, phong trào “Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn”,…
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Giáo viên trường ý thức thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn trường thi đua “Dạy thực - học thực”, thực hiện đổi đề kiểm tra giữa các giáo viên và thực hiện 02 đề kiểm tra / 01 lớp để hạn chế việc quay cóp, tăng cường tính trung thực trong học tập; tăng cường số lượt kiểm tra miệng trong một tiết để học sinh phải chuẩn bị tốt bài học cũ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Kết quả đạt được:
+ 100% Cán bộ giáo viên và học sinh tham gia tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
+ Trường có trồng nhiều cây xanh, các bồn hoa cây cảnh, kiểng trước mỗi lớp, sân trường được chăm sóc, bảo quản tốt; lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh.
+ Trường có hộp thư góp ý, ghi nhận xử lý các trường hợp học sinh phản ảnh kịp thời, phù hợp với nguyện vọng học sinh.
+ Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học; khuyến khích học sinh tích cực chủ động, sáng tạo.
*Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”:
+ Triển khai cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tốt thiết bị dạy học vào giảng dạy, khắc phục dần việc đọc chép, thực hiện tốt chương trình giảm tải, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng dạy học theo từng bộ môn.
+ Giáo viên ý thức tốt nhiệm vụ, thực hiện tốt qui chế chuyên môn. Có nhiều nổ lực trong việc học tập và rèn luyện “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo.
+ Tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề của giáo viên được nâng lên, tổ chuyên môn chủ động sắp xếp (trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của trường), chủ yếu là tự nghiên cứu và tham gia sinh hoạt hội đồng bộ môn, thao giảng minh họa chuyên đề, trao đổi thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ lẫn nhau, tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
+ Thường xuyên trao đổi nhắc nhở việc thực hiện tốt quan hệ thầy trò trong quá trình giáo dục tạo được sự thân thiện giữa thầy và trò trong dạy và học.
* Hạn chế :
+ Một số giáo viên lớn tuổi, sức khỏe yếu, mắt kém nên gặp khó khăn trong công tác tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn, và gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
* Cuộc vận động “Hai không”:
+Tiếp tục vận động cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thông qua cuộc vận động "Hai không" của ngành. Tăng cường các giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi nhằm lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.
+ Phổ biến kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành, hàng tháng trích nội dung thông tin, thời sự phổ biến trong họp Hội đồng giáo viên hàng tháng giúp cho đội ngũ nắm bắt thông tin kịp thời.
+ Tổ chức kiểm tra thi cử nghiêm túc : Đề kiểm tra đảm bảo yêu cầu kiến thức, kỹ năng theo cấu trúc ma trận, đề phù hợp với từng bộ môn và từng loại bài kiểm tra. Ban giám hiệu ký duyệt và đổi đề kiểm tra định kỳ giữa các giáo viên giảng dạy cùng khối lớp.
+ Thực hiện qui chế đánh giá, xếp loại học sinh nghiêm túc theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và hướng dẫn của Sở GDĐT.
+ Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, hình thức trong ngành giáo dục và đào tạo”. Thường xuyên tuyên truyền vận động giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ. Nhận thức của đội ngũ có sự chuyển biến đáng kể, có được sự đồng tình thực hiện trong quá trình giảng dạy và tham gia các hoạt động.
* Ưu điểm :
+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đội ngũ giáo viên có nhận thức cao, nghiêm túc thực hiện tốt quy chế của ngành.
* Hạn chế :
+ Giáo viên còn chịu nhiều áp lực trong công việc vì có quá nhiều phong trào, một số chỉ tiêu về chất lượng, lưu ban bỏ học có yêu cầu cao, tình hình thực tế khó đạt được nên một số giáo viên chưa thật mặn mà với thi đua.
3. Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục:
3.1. Nhiệm vụ chung:
a. Việc triển khai thực hiện điều chỉnh quy mô trường lớp, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo Nghị quyết 19-NQ/TW:
* Về học sinh:
Học sinh đầu năm
|
HS nữ
|
Tỉ lệ %
|
HS Dân tộc
|
Tỉ lệ %
|
Học sinh cuối năm
|
So với đầu năm
|
Tổng số HS bỏ học
|
Tỉ lệ %
|
2.163 HS
45 lớp
|
1.085
|
50,16
|
Khmer : 07
Hoa : 09
|
0,78
|
2.133
45 lớp
|
Giảm: 19
( BH 02; BĐP 08, nguyên nhân khác 09
|
19
|
0,87%
|
* Cơ sở vật chất:
- Triển khai tu sủa CSVC nhằm đảm bảo đủ các điều kiện cho việc dạy và học. Công tác xây dựng CSVC: Các phòng lớp học (dãy phòng cũ) đã xuống cấp nghiêm trọng.
- Bảo quản tốt tài sản, tu sửa bàn ghế và hệ thống điện, cửa sổ các phòng học đã xuống cấp kịp thời .
b. Công tác ra soát, sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục.
- Hàng năm kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.
- Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn thông qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và công tác quản lý.
- Thường xuyên chỉ đạo và đôn đốc các hoạt động dạy và học trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tăng cường xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động chuyên môn dạy và học.
- Cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng tự học để nâng cao tay nghề.
c. Việc triển khai các giải pháp trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng; kết quả thực hiện phong trào xây dựng xã hội học tập:
- Thực hiện đầy đủ chương trình công nghệ các lớp.
- Đảm bảo chương trình hướng nghiệp khối 9.
- Nhà trường kết hợp với UBND Phường mở Trung tâm giáo dục cộng đồng với đầy đủ thành phần tạo tiền đề cho việc phát triển xã hội học tập. Tuy nhiên, Trung tâm giáo dục cộng đồng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội.
* Phong trào xây dựng xã hội học tập:
+ Phát huy vai trò, trách nhiệm của Đoàn- Đội, Công đoàn.Tham mưu, phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ.
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động chủ điểm, các phong trào giáo dục.
+ Ban giám hiệu trường phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm đạt yêu cầu theo kế hoạch đã đề ra. Phối hợp với địa phương hỗ trợ một số phương tiện học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học bổng cho học sinh nghèo học khá, giỏi.
* Công tác phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMMS, Hội Khuyến học phường, Hội cựu giáo chức và các mạnh thường quân hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tốt, cụ thể như sau :
- Trao học bổng hàng tháng ( 6 tháng ) cho 24 học sinh vượt khó học tốt ; mỗi suất 500.000 đ ( Ban đại diện CMHS )
- Hỗ trợ tiền qua phà cho 29 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở cồn Phó Ba mỗi học kỳ 400.000 đ + 10 kg gạo / em ( Nhóm TTTT )
- Hỗ trợ 01 học sinh điều trị mắt do cò mổ với tổng số tiền 29.100.000 đ ( Ban Đại Diện CMHS )
- Hỗ trợ 01 học sinh nhà bị cháy khóm Nguyễn Du với tổng số tiền 5.100.000 đ ( PHHS + Nhà trường )
- Trao học bổng số xố kiến thiết : 02 đợt - 05 suất- mỗi suất 1.500.000 đ : tổng cộng 15.000.000 đ ( Công ty sổ xố KT AG )
- Học bổng Canada : 2 đợt – mỗi đợt 05 suất với tổng số tiền 5.500.000 đ
- Trao 10 suất học bổng, mỗi suất 500.000 đ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ( Hội khuyến học P. MB )
- Quà tết ống heo giúp bạn mưu sinh với tổng số tiền trên 16.000.000 đ
- Trao 05 góc học tập cho 05 em học sinh khối 6,7 có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền là 7.050.000 đ.
- Tặng cặp, sách , tập, viết, quần áo cho 27 em có hoàn cảnh khó khăn.
- Vận động các thầy cô may trên 7.500.000 khẩu trang vải phát cho GV và HS trong mùa dịch với tổng số tiền trên 5.000.000 đ ( PHHS hỗ trợ )
- Trang bị nước rửa tay khô ( 50 lít ), máy đo thân nhiệt , máy rửa tay tự động, xà phòng cho GV và HS trong phòng chống dịch covid – 19 ( PHHS – Nhà trường )
d. Công tác triển khai việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học; ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục; việc thực hiện các mô hình giáo dục theo hướng đổi mới, kết quả triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm, dạy tin học trong nhà trường:
- Nhà trường thực hiện tổ chức dạy học ngoại ngữ theo đề án dạy học tiếng Anh của Sở GD-ĐT, chú trọng rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tiến hành đẩy mạnh trang trí môi trường học tập tiếng Anh bằng các bảng biểu song ngữ với những nội dung mang tính giáo dục cao. Mua sắm, trang bị các trang thiết bị phục vụ dạy và học ngoại ngữ. Đến thời điểm hiện tại, nhà trường đã được trang bị 01 phòng học tiếng Anh.
- Chỉ đạo nhóm giáo viên tiếng Anh xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết việc hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm phát huy khả năng giao tiếp, rèn kỹ năng cho HS. Thành lập CLB tiếng Anh với những hình thức hoạt động phong phú, sinh động. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc HS tích cực tham gia giao tiếp cùng nhau bằng tiếng Anh. Kết quả:
+ Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh nhằm tạo điều kiện cho các em giao lưu với nhau thông qua những hoạt động học mà chơi, chơi mà học để các em thực hành 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết qua các trò chơi.
+ Tổ chức và tham gia cuộc thi: Học sinh giỏi hùng biện Tiếng Anh cấp trường, cấp thành phố do Phòng GD-ĐT tổ chức: đạt 01 giải nhất và 01 giải khuyến khích.
+ Nhà trường có tất cả 04 khối với 17 lớp học sinh được tham gia học chương trình tiếng Anh 10 năm, còn lại là học chương trình tiếng Anh 7 năm.
- Trường đã trang bị đầy đủ các màn hình LCD ở các lớp để phục vụ giáo viên lên lớp ứng dụng CNTT vào bài giảng, khuyến khích giáo viên soạn giảng điện tử để lên lớp dạy cho học sinh.
- Thực hiện triển khai giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm đạt hiệu quả cao, nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh.
- Nhà trường đã đưa chương trình tin học vào giảng dạy ở các khối lớp.
e. Việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GD-ĐT, công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị.
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính được thể hiện trên báo cáo quyết toán ngân sách và công tác tài chính hàng năm, trường đã chủ động cân đối, sắp xếp chi tiêu, quyết toán thu, chi trong phạm vi chi tiêu ngân được giao.
- Nhà trường tiếp tục quán triệt thực hiện quản lý điều hành ngân sách và chủ động khai thác các nguồn thu có hiệu quả đưa vào sử dụng tăng khả năng cân đối ngân sách. Đồng thời tăng cường quản lý nguồn thu, tài sản nhà nước thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo sử dụng ngân sách đúng mục đích góp phần thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng điều kiện cho phát triển giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa lãng phí trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước nhằm tăng thu nhập đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường. Định hướng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức kế hoạch hành động thực hiện chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, đề ra các giải pháp cụ thể.
f. Việc triển khai công tác hội nhập quốc tế trong hoạt động giáo dục.
- Dù được đánh giá cao về chất lượng lý thuyết và kiến thức, song với chương trình học của Bộ Giáo Dục còn thiếu các giờ học về ngôn ngữ nước ngoài, khiến cho các bâc phụ huynh tìm đến những trung tâm ngoài giờ để tăng cường cho con em kỹ năng tiếng Anh.
- Với đòi học giáo dục của phụ huynh ngày càng cao, nhà trường tổ chức cho học sinh các buổi học ngoại khóa với giáo viên nước ngoài để tăng cường khả năng giao tiếp của các em trong quá trình học tại nhà trường. Hoạt động này được phụ huynh và học sinh đồng tình ủng hộ và tham gia rất đông.
g. Trang bị CSVC, trang thiết bị, sách… bảo đảm chất lượng các hoạt động dạy và học, phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thực hiện kế hoạch cho việc mua sắm tập trung các trang thiết bị dạy học theo đúng quy định.
- Sử dụng tốt ĐDDH hiện có, phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới.
h. Công tác chỉ đạo và kết quả nhằm đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Quán triệt Quy định về Kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 08năm 2018 của Bô%3ḅ trưởng Bô%3ḅ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với nhiệm vụ năm học của ngành và tình hình cụ thể của đơn vị. Từng bộ phận xây dựng kế hoạch thực hiện sát với yêu cầu của chuyên môn.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong năm học theo kế hoạch của Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đầy đủ, có sơ tổng kết và rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo thông tin 2 chiều giữa ngành và đơn vị.
i. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục toàn diện:
- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:
+ Nề nếp trật tự ổn định tốt, vai trò tự quản, ý thức tự giác ngày càng được nâng lên. Việc chấp hành nội quy, thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh tiến bộ rõ so với đầu năm và năm qua.
+ Nề nếp trực nhật vệ sinh được tạo thành nếp thường xuyên, ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp trong học sinh ngày càng tăng. Có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện “Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
+ Số học sinh biểu hiện lễ phép biết chào hỏi ngày càng tăng. Không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về nội qui.
+ Tác phong đồng phục được thực hiện một cách tự giác và thường xuyên.
+ Bảo quản, chăm sóc tốt cây kiểng, ao cá tạo cảnh quan sư phạm tốt.
+ Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá - tốt chiếm tỉ lệ 98,6%. Hạnh kiểm yếu 0,4%.
Tuy nhiên:
+ Còn có một số học sinh chưa ngoan, ý thức học tập chưa tốt, rãi rác ở các lớp gây khó khăn không ít trong việc xây dựng nề nếp lớp, trường.
+ Một phần ít gia đình học sinh khó khăn có lối sống phức tạp, không quan tâm đến việc học của con em có tác động khá lớn đến hành vi đạo đức và thái độ học tập của học sinh.
+ Môi trường xung quanh trường khá phức tạp, nhiều quán nước, cửa hàng game cuốn hút học sinh làm ảnh hưởng đến sự chuyên cần của một bộ phận học sinh.
- Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực học sinh; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh:
+ Ý thức học tập chuyển biến tốt, đa số học sinh thể hiện tinh thần cố gắng trong học tập. Có động cơ thái độ học tập đúng đắn.
+ Nhiều học sinh cần mẫn siêng năng, biết phương pháp học tập bộ môn, đạt kết quả khá tốt, học sinh khá và giỏi chiếm tỉ lệ 89,8%.
+ Học sinh tham gia tốt các hoạt động nhóm, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
+ PHHS có quan tâm việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới giúp các em tiếp thu bài mới dễ dàng hơn.
* Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:
+ Tạo điều kiện tốt cho các đoàn thể hoạt động. Phối hợp tổ chức phong trào giáo dục đạo đức, tìm hiểu, và các hoạt động hỗ rèn kỹ năng sống, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng học tập, huy động tất cả học sinh tham gia vào các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt chủ điểm.
+ Tổ chức các hoạt động tập thể. rèn kỹ năng sống cho học sinh và phòng chống các tai nạn thương tích, trật tự an toàn giao thông …
+ Đảm bảo thực hiện đúng chương trình thể dục chính khóa. Ổn định và thực hiện tốt nề nếp thể dục giữa giờ. Gắn liền với hoạt động chủ điểm… tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi vận động, tạo không khí sinh động trong sinh hoạt. Tổ chức khỏe phù đổng cấp trường các môn.
+ Thường xuyên giáo dục học sinh ý thức bảo quản tài sản công và giữ gìn tốt vệ sinh chung.. Bảo quản chăm sóc cây cảnh tốt, tạo được cảnh quan sư phạm và môi trường xanh, sạch, đẹp.
* Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất đạo đức, phát triển năng lực học sinh; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh:
- Đổi mới phương pháp dạy học :
+ Xây dựng kế hoạch tổ nhóm chuyên môn, cá nhân phù hợp.
+ Hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, thi vẽ tranh, tin học trẻ và nhiều cuộc thi khác .
+ Nội dung sinh hoạt tổ nhóm có sự chuyển biến khá tốt về chất lượng, giáo viên lưu tâm nhiều đến việc nghiên cứu đổi mới phương pháp, thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, giáo dục lồng ghép đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Trong sinh hoạt định kỳ tổ, nhóm chuyên môn tập trung vào các nội dung sau :
+ Triển khai, hướng dẫn thực hiện tốt các chỉ đạo về chuyên môn của ngành, của Hội đồng bộ môn và của trường.
+ Trao đổi nội dung hướng dẫn các bước lên lớp của từng kiểu bài, nghiên cứu điều chỉnh thực hiện chương trình giảm tải theo quy định của Bộ và Sở.
+ Thống nhất nội dung, trọng tâm chương, bài và trao đổi phương pháp giảng dạy các chương, bài khó; nội dung bồi dưỡng hs giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém ...Lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục dân số, phòng chống tệ nạn, thuốc lá phù hợp.
+ Xây dựng kế hoạch dự giờ,triển khai và dạy minh hoạ các chuyên đề của Hội đồng bộ môn. Phân công nghiên cứu xây dựng chuyên đề chuyên môn theo yêu cầu bộ môn phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, tăng cường việc tổ chức hoạt động nhóm của học sinh, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập nhằm phát huy khá tốt tính tích cực của học sinh trong học tập.
+ Soạn giảng: Nề nếp soạn giảng ổn định , giáo viên soạn bài đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, có chú ý trong vệc đổi mới phương pháp. Trong quá trình giảng dạy lưu tâm nhiều hơn đến việc hướng dẫn về phương pháp học tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Các hoạt động dạy và học trong từng bài, từng tiết đảm bảo kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu cần đạt.
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, 100% giáo viên soạn bài bằng máy tính ; 159 bài giảng bằng giáo án điện tử.
* Về thực hiện và triển khai các chuyên đề :
+ Trường thực hiện 53 chuyên đề, các chuyên đề tập trung vào các nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng, dạy phân hóa theo đối tượng học sinh, rèn kỹ năng. Tất cả các chuyên đề đều được dạy minh họa bằng giáo án điện tử.
+ Về SKKN: : Có 97 đề tài SKKN được hội đồng chấm chọn tại trường, đánh giá : 45 đạt loại A, 30 đạt loại B, 22 đạt loại C. Có 45 SKKN giải A cấp trường đang trình Hội đồng khoa học Phòng giáo dục cấp Thành phố chấm chọn: (07 A; 17 B; 19 C)
+ Sử dụng tốt thiết bị dạy học hiện có, phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy tổ chức thực hành thí nghiệm đầy đủ các tiết theo quy định, đối với các bài dạy có sử dụng thiết bị dạy học hoặc thí nghiệm minh họa ( Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ) được tổ chức giảng dạy tại phòng bộ môn.
+ Có 11 ĐDDH tự làm dự thi cấp trường đạt : 05 A ; 04B; 02 C.
j. Công tác phổ cập giáo dục, thực hiện xoá mù chữ.
- Công tác chống lưu ban - bỏ học được quan tâm, giáo viên có chuyển biến tốt về nhận thức trong công tác này, theo sát và duy trì khá tốt sĩ số hằng buổi, thông tin và phối hợp xử lý kịp thời các trường hợp nghỉ không phép và có dấu hiệu bỏ học, tăng cường quan hệ với phụ huynh học sinh và địa phương trong việc giáo dục học sinh và xử lý kịp thời các trường hợp bỏ học.
- Tỉ lệ học sinh huy động vào lớp 6: 530/495 đạt tỉ lệ : 107,1 %
- Tình hình thực hiện công tác phổ cập có nhiều nổ lực trong công tác phổ cập THCS tiếp tục được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập năm 2019 (tỉ lệ 90,99 %). Góp phần vào việc hoàn thành phổ cập THCS toàn thành phố.
- Số lượng học sinh giảm: Do tình hình dịch bệnh nên số liệu bỏ học cao : 19 học sinh,
chiếm tỉ lệ 0,87%; Nguyên nhân khác : chuyển đi : 21 em
- Phổ cập giáo dục tiểu học : Mức độ 3
- Công tác xóa mù chữ : Mức độ 2
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở : Mức độ 2
Tồn tại: Một số gia đình học sinh gặp khó khăn nên không quan tâm đến việc học tập của con em. Việc liên hệ với gia đình để tác động các em còn nhiều hạn chế.
k. Công tác giáo dục dân tộc:
- Toàn trường có 17 học sinh dân tộc (08 Khmer, 09 Hoa).
- Nhà trường dựa vào công văn hướng dẫn về thực hiện miễn, giảm cho học sinh dân tộc các khoản đóng góp theo quy định.
- Đa phần học sinh dân tộc trong nhà trường là con em của các công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, ban ngành của Thành phố và Tỉnh nên tỉ lệ đạt khá – giỏi: 100%.
l. Tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động ngoại khoá và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, công tác bảo hiểm y tế HSSV; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng, chống HIV/AIDS.
- Thực hiện tốt chương trình thể dục, âm nhạc và mỹ thuật chính khoá.
- Tổ chức các Hội thi văn nghệ và Hội khỏe Phù Đổng cấp trường- luyện tập dự thi cấp Thành phố nhằm tạo điều kiện để học sinh vui chơi giải trí sau thời gian học tập căng thẳng, đồng thời góp phần giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
- Thành lập Đội tuyển tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp TP.
- Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng, tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường… có trên 1.000 lượt học sinh tham gia.
* Hạn chế:
- Sân bãi chật hẹp, sân dal nắng nên chưa thực hiện được thể dục giữa giờ buổi chiều, còn mượn sân dạy thể dục nên các hoạt động TDTT của học sinh gặp nhiều khó khăn.
m. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công tác cải cách hành chính.
- Thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, quy chế dân chủ ở đơn vị; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng; phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông tới giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về yêu cầu dạy và học thực chất; cổ vũ, động viên, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, tạo môi trường lành mạnh và sự đồng thuận trong nhà trường và xã hội để phát triển giáo dục.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Đảm bảo tốt kỷ cương nề nếp giảng dạy, thực hiện đúng chương trình. Trong quá trình giảng dạy có tập trung đổi mới phương pháp, vận dụng các chuyên đề của HĐBM đồng thời tổ chức dạy thao giảng, xây dựng chuyên đề đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học. Đầu tư, nghiên cứu thực hiện khá tốt yêu cầu về đổi mới phương pháp và nội dung chương trình. Hầu hết giáo viên đều lưu tâm đến việc vận dụng vào quá trình giảng dạy góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp.
- Giáo viên trường ý thức thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn trường thi đua “Dạy thực - học thực”, thực hiện đổi đề kiểm tra giữa các giáo viên và thực hiện 02 đề kiểm tra / 01 lớp để hạn chế việc quay cóp, tăng cường tính trung thực trong học tập; tăng cường số lượt kiểm tra miệng trong một tiết để học sinh phải chuẩn bị tốt bài học cũ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Nề nếp soạn giảng ổn định tốt. Giáo viên soạn bài đầy đủ, đảm bảo yêu cầu, có đầu tư cho hoạt động dạy – học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Trong quá trình giảng dạy lưu tâm nhiều hơn đến việc hướng dẫn về phương pháp học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tinh giản kiến thức và kỹ năng theo chương trình chuẩn của Bộ GD.
- Tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề được nâng lên, tổ chủ động bố trí sắp xếp (trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của trường), chủ yếu là tự nghiên cứu. Tham gia tốt sinh hoạt HĐBM, thao giảng minh họa chuyên đề, trao đổi thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ lẫn nhau. Học tập tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của HĐBM, có ghi chép, trao đổi trong nhóm chuyên môn và vận dụng trong thực tế giảng dạy.
- Có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn có chuẩn bị tốt đảm bảo chất lượng hội họp. Các chuyên đề của HĐBM được triển khai và vận dụng khá tốt vào giảng dạy. Tỉ lệ giáo viên áp dụng tăng nhiều và có hiệu quả tốt. Có 59 chuyên đề cấp trường ở tất cả các môn được triển khai và dạy minh họa rút kinh nghiệm.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Hầu hết giáo viên các tổ đều vận dụng CNTT thông qua sử dụng giáo án điện tử và các thực hiện chuyên đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Cụ thể tổng số tiết dạy ứng dụng CNTT là 159 tiết (159 Tốt ).
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn ...
- Tập trung triển khai và vận dụng các chuyên đề do HĐBM sinh hoạt. Đồng thời tổ chức dạy rút kinh nghiệm một số vấn đề giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng như: tổ chức học sinh hoạt động nhóm, hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà, sử dụng sách giáo khoa,…
- Phụ đạo học sinh yếu, kém 03 môn Văn, Toán, Anh, Lý - Hóa trái buổi học chính khoá mỗi tuần / 01 môn / 02 tiết cho học sinh khối 6, 7, 8 , 9.
* Hạn chế:
- Đầu vào lớp 6 trình độ học sinh không đều. Còn một bộ phận học sinh ở các trường tiểu học còn yếu (kỹ năng đọc, viết, thực hiện phép tính). Một bộ phận học sinh chưa biết chuẩn bị bài ở nhà do ảnh hưởng của phương pháp học tập cũ.
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả chưa đồng bộ giữa các giáo viên do việc chọn lựa và phối hợp các phương pháp phù hợp với nội dung tiết dạy và đối tượng học sinh chưa tốt ở một số giáo viên. Trong quá trình học tập, còn không ít học sinh chưa thực hiện tốt việc học và chuẩn bị bài ở nhà nên giáo viên rất khó khăn trong việc đổi mới phương pháp.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc tìm giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém.
Thành tích:
Thi Tài năng tiếng Anh:
+ Cấp TP: đạt 02 giải ( 01 giải nhất và 01 giải khuyến khích ).
+ Cấp Tỉnh: không tổ chức
HSG các môn văn hóa:
+ Cấp TP: đạt 44 giải (11 giải nhì ; 19 giải ba ; 14 giải khuyến khích).
+ Cấp Tỉnh: không tổ chức.
Thi viết thư quốc tế UPU:
+ Cấp Quốc gia: 01 giải khuyến khích - Cây bút triển vọng.
Thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp tỉnh : đạt 01 giải khuyến khích.
Thi vẽ tranh cấp tỉnh : đạt 02 giải ( 01 giải nhất và 01 giải khuyến khích )
Thi chỉ huy đội giỏi cấp TP : đạt 07 giải ( 03 giải nhất; 02 giải nhì; 01 giải ba và 01 giải khuyến khích )
III. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
- Tỉ lệ học sinh huy động vào lớp 6: 530/495 đạt tỉ lệ : 107,1 %
- Tổng số học sinh: 2.163 ; Số học sinh nữ: 1.085 ; Tỷ lệ: 50,16%.
- Số học sinh dân tộc: 17 (08 Khmer, 09 Hoa)
- Số lượng học sinh giảm: Do tình hình dịch bệnh nên số liệu bỏ học cao : 19 học sinh,
Trong đó: Bỏ học : 02 , bỏ địa phương : 08 , Nguyên nhân khác : 09 ; chiếm tỉ lệ 0,87%;
*Nguyên nhân: Do dịch bệnh, và do học sinh ham chơi, lười học, học yếu, nghỉ học đi làm phụ giúp gia, có nhiều học sinh phải bỏ địa phương theo cha mẹ đi về quê hoặc đi nơi khác kiếm sống.
- Tốt nghiệp THCS lớp 9 : 551/551; đạt tỉ lệ 100%
- Hiệu quả đào tạo (chu kỳ 2016-2020): 551/576- tỷ lệ 95,66%
- Tình hình thực hiện công tác phổ cập có nhiều nỗ lực trong công tác phổ cập THCS tiếp tục được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập. Góp phần vào việc hoàn thành phổ cập THCS toàn thành phố.
- Trường được Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2019. Tuy nhiên do diện tích sân trường hẹp nên việc giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao phải mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để giảng dạy và tập luyện.
V. NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC CẤP. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC. TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1. Về tổ chức cán bộ
1.1. Thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo. Ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
1.2. Hàng năm kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm với 27 lượt xếp loại Tốt. Kiểm tra chuyên đề thực hiện quy chế chuyên môn : 164 lượt : 152 đạt Tốt, 12 đạt Khá.
1.3. Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cũng được đảm bảo thông các bài kiểm tra hàng năm. Hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên : có 87/90 GV hoàn thành chương trình BDTX ( 01 nghỉ hộ sản; 02 GV nghỉ hưu )
1.4. Quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn thông qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và công tác quản lý. Tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi – giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường nhằm nâng cao vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác quản lý lớp học .
* Để phát triển đội ngũ cốt cán, trường đã thực hiện các yêu cầu sau:
- Tham dự hội thi GV dạy giỏi – GVCN giỏi cấp trường.
*Kết quả: có 81/82 giáo viên dạy giỏi cấp trường và có 07 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Trường.
- Tham gia các lớp tập huấn của Sở GD ĐT để nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, giáo viên tư vấn nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở/ Phòng dành cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán các bộ môn.
- Ưu điểm:
+ Nhà trường luôn quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ, cũng như chú ý giao việc để giáo viên trẻ làm quen với công việc.
+ Trong công tác luôn tạo điều kiện để giáo vien nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo nguồn quy hoạch tại đơn vị.
+ Hằng năm đều lấy ý kiến trong đội ngũ cốt cán để xây dựng kế hoạch quy hoạch tại đơn vị với tinh thần dân chủ.
- Hạn chế:
Vẫn còn một số giáo viên có trình độ chuyên môn khá tốt còn từ chối tham gia trong đội ngũ quy hoạch.
2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; xây dựng trang thông tin điện tử của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.
2.1. Công tác đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT trong nhà trường được ưu tiên hàng đầu.
- Hiện trường lắp đặt 02 đường truyền internet .
- Trường có 04 phòng máy tính với hơn 100 máy được kết nối internet từ hoạt động xã hội hóa và Sở GD cấp năm 2011 nhằm phục vụ tốt hơn trong việc giảng dạy và ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục. Tuy nhiên, hệ thống các phòng máy sử dụng đã lâu nên ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý và giảng dạy.
2.2. Nhà trường đang sử dụng sổ liên lạc điện tử và sổ gọi tên ghi điểm trên hệ thống mạng vnedu. Mỗi học kỳ nhà trường có 03 đợt thông báo phiếu liên lạc về cho phụ huynh để theo dõi và đôn đốc con em học tập đạt kết quả tốt.
2.3. Ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục.
- Trường đang thực hiện các phần mềm trong công tác quản lý: Phần mềm kế toán MISA, Phần mềm quản lý thiết bị. Các phần mềm thực hiện khá tốt.
- Sử dụng các phần mềm EMIS, PIMS, xếp thời khóa biểu, phổ cập, tự đánh giá, quản lý công văn... trong chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho CB, GV ứng dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy.
- Việc gửi và nhận văn bản điện tử bằng email được triển khai trong tất cả giáo viên.
- Hoạt động trường học kết nối: thông tin hoạt động của nhà trường được cập nhật, tuy nhiên các tổ đoàn thể chưa thường xuyên đưa tin bài cho cán bộ phụ trách, thiếu tin bài hàng tháng. Đã triển khai hướng dẫn CB, GV đăng ký và sử dụng. CB, GV tham dự sinh hoạt chuyên môn, đưa bài giảng, chuyên đề lên trường học kết nối nhưng số lượng còn ít.
2.4. Nhà trường ký hợp đồng với công ty Viễn thông An Giang hàng năm cung cấp đầy đủ dung lượng truyền tải để đảm bảo công tác quản lý và sử dụng tại đơn vị luôn được thông suốt.
2.5. Việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học luôn được giáo viên áp dụng trong việc giảng dạy.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Khai thác triệt để vai trò của các thiết bị dạy học đã được trang bị trong các phòng vi tính, các thiết bị màn hình tương tác. Có 159 tiết ứng dụng CNTT.
- 100% CB, GV, NV có chứng chỉ Tin học ứng dụng. 100% CB, GV, NV có máy tính cá nhân để phục vụ công việc dạy học hàng ngày.
2.6. Tăng cường ứng dụng CNTT trong tất cả các hoạt động của nhà trường, thường xuyên BD chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, chú trọng đến giáo viên tin học thông qua các đợt tập huấn do Phòng và Sở GD.
3. Về đổi mới quản lý tài chính.
- Thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh:
-Viê%3ḅc thu -chi các khoản đóng góp, quản lý và sử dụng các loại quỹ được thực hiê%3ḅn công khai, đúng quy định tài chính, kế toán.
-Các loại tài sản được bảo quản, sử dụng đúng mục đích, có quyết định giao tài sản cho người sử dụng.
- Ưu điểm:
+ Sổ sách thu chi rõ ràng, thực hiện chế độ chính sách kịp thời và đúng qui định.
+ Trong năm, nhà trường đã thu:
• Học phí : 1.150.860.000 đồng (đạt 100 %).
• BHYT : 1.061.106.480 đồng (đạt 100 %).
• BHTN : 209.300.000 đồng (đạt 100 %).
- Hạn chế:
Vẫn còn một bộ phận phụ huynh chưa ý thức cao trong việc đóng góp các nguồn thu theo quy định nên còn chậm, cụ thể là thu học phí.
4. Về công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
4.1. Công tác kiểm tra của đơn vị.
- Kiểm tra chuyên đề hầu hết giáo viên tham gia giảng dạy. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy và học. Đổi mới phương pháp theo hướng cập nhật tiến bộ KHCN thông tin vào bài dạy. Xây dựng nề nếp giảng dạy.
- Kiểm tra nội bộ: kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm với 27 lượt xếp loại Tốt.
- Kiểm tra thực hiện qui chế chuyên môn: Tổng cộng 164 lượt ( 152 lượt đạt Tốt; 12 lượt đạt khá ).
- Ưu điểm:
+ Kiểm tra việc soạn giảng thực hiện qui chế chuyên môn được chú ý kiểm tra thường xuyên đạt 100%.
+ Đa số giáo viên quán triệt nhiệm vụ hoạt động kiểm tra.
- Hạn chế:
+ Trong kiểm tra, vẫn còn trường hợp vị nể chưa mạnh dạn trong góp ý kiến và đánh giá.
+ Vẫn còn một số giáo viên chưa có ý thức cao trong giảng dạy.
4.2. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
- Không có lượt khiếu nại
5. Về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng.
5.1. Công tác khảo thí.
- Nhà trường coi trọng và xây dựng kế hoạch công tác đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng trú trọng phát triển phẩm chất năng lực người học. 100% CB, GV đều đăng ký một đổi mới trong phương pháp dạy học.
- Xây dựng ngân hàng đề, xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức các kỳ kiểm tra định kỳ đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, đánh giá đúng thực chất.
- Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra, kiểm định, đảm bảo tính vừa sức, khách quan, trung thực từ khâu ra đề, đáp án, chấm trả bài, vào điểm, tính điểm… đúng theo quy định. Thực hiện việc đánh giá xếp loại học sinh theo nội dung Thông tư số 58/2011/TT-BGĐT ngày 12/12/2011 về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT.
5.2. Công tác kiểm định.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo quản lý chất lượng giáo dục, thành lập nhóm giáo viên làm công tác khảo thí và kiểm định chất lượng có chất lượng, biết việc, làm việc khoa học chính xác.
- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, công tác kiểm định chất lượng nghiêm túc để đánh giá điều chỉnh kịp thời.
- Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ và đánh giá học sinh theo TT22/2016/TT-BGD ngày 22/9/2016 của Bộ giáo dục.
- Tổ chức triển khai tốt các hoạt động KĐCLGD theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng và gắn công tác này với xây dựng, củng cố, phát triển trường đạt chuẩn quốc gia.
VI. NÂNG CAO GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG, TƯ TƯỞNG, CHÍNH TRỊ
1. Kết quả hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM và phong trào thanh
thiếu niên trường học.
- Kết hợp chặt chẽ kế hoạch trường, tổ chức một số hình thức và nội dung hoạt động phù hợp hỗ trợ tốt trong việc giáo dục đạo đức và học tập cho học sinh.
- Nhiều em thể hiện được tinh thần của Đội viên trong các hoạt động, vai trò tự quản của các em trong BCH Chi đội ngày càng được phát huy - biết quản lý tổ chức một số hoạt động trong việc xây dựng nề nếp lớp và tham gia các phong trào của nhà trường.
- Thông qua sinh hoạt chủ điểm (hàng tháng) đã tổ chức và thực hiện nhiều phong trào đạt kết quả khá tốt góp phần đáng kể trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh như:
+ Phối hợp với GVCN giới thiệu các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi nhận học bổng Công ty Xổ số Kiến thiết AG, học bổng Canada...., hỗ trợ bảo hiểm y tế và tai nạn của PHHS với tổng trị giá gần 10.000.000 đồng.
+ Tăng cường củng cố nề nếp. Lập đội sao đỏ, đội trực về đường có trên 450 lượt tham gia.
+ Phối hợp với thư viện thực hiện tháng an toàn giao thông dưới hình thức kí cam kết “Không vi phạm Luật ATGT và Tệ nạn xã hội” có trên 2.000 lượt tham gia.
+ Thực hiện phong trào “Vui Hội Trăng Rằm” năm 2019 với 02 nội dung: Trao tặng trên 300 lồng đèn cho học sinh nghèo trị giá trên 4.000.000 đồng. Gánh hàng rong: có 45 gian hàng thu hút trên 500 lượt tham gia.
+ Tặng quà tết cho HS có hoàn cảnh khó khăn vui xuân Canh Tý 2020 trao 80 phần quà mỗi phần trị giá 500.000, tổng kinh phí trên 40.000.000 đ.
+ Phối hợp Nhà thiếu nhi AG cử đội trống kèn, đội văn nghệ tham gia phục vụ lễ khai giảng năm học và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ TP Long Xuyên năm 2020.
+ Phát động Hội Khỏe Phù Đổng cấp trường với các môn: điền kinh, bóng đá (nam, nữ), cầu lông, cờ vua, đá cầu, bơi lội, võ …
+ Tuyên truyền về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho học sinh với hơn 2.000 lượt tham gia. Kết nạp Đoàn cho hơn 96 em có thành tích tốt trong học tập.
+ Thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân nơi công cộng, tiến hành tổng vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường… có trên 1.000 lượt học sinh tham gia.
+ Giáo dục HS thể hiện hành vi văn hóa, lịch sự biết vâng lời thầy cô cha mẹ, gọi bạn xưng tên.
+ Tổ chức kiểm tra ổn định nề nếp tác phong đồng phục học sinh, tăng cường kiểm tra được trên 11 lượt góp phần giữ vững nề nếp Đội viên.
+ Tổ chức ôn tập dưới cờ các môn theo hướng dẫn có trên 2.000 lượt tham gia mỗi buổi cho cờ đầu tuần.
+ Tổ chức hội thi Văn nghệ cấp trường “ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” với trên 215 tiết mục với trên 1.000 học sinh tham gia, chọn 85 tiết mục đạt khá và tốt tập dượt chuẩn bị tổ chức đêm văn nghệ“ Mừng Đảng mừng xuân” vào dịp tết được đông đảo phụ huynh học sinh ủng hộ và đánh giá tốt.
+ Tuyển chọn nhiều tiết mục tốt tổ chức hội diễn “Mừng Đảng – Mừng Xuân” tại sân trường, đạt kết quả tốt,...Tổ chức hội thi Thời trang Xuân và công diễn văn nghệ cấp Trường chào Xuân có 45/45 chi đội tham gia thu hút trên 1.000 lượt HS tham gia thi và cỗ vũ.
+ Tổ chức Hội thi chỉ huy đội giỏi cấp trường với 22 lượt học sinh tham gia , chọn ra 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích.
+ Ôn bài 15 phút đầu giờ đã ổn định và sinh hoạt thường xuyên có tác động tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
Ngoài ra, các em tham gia nhiều phong trào giáo dục do Tỉnh đoàn, Thành đoàn và nhà thiếu nhi tổ chức đạt kết quả tốt.
2. Công tác chính trị, tư tưởng, an ninh, trật tự trong toàn ngành
- Tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học tập chính trị, nghị quyết do Trung tâm bồi dưỡng chính trị và Đảng ủy tổ chức.
- Phổ biến kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, của ngành, hàng tháng trích nội dung thông tin, thời sự phổ biến trong HĐSP giúp cho đội ngũ nắm bắt thông tin kịp thời.
- Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 04 nội dung mới của ngành Giáo dục Long Xuyên; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tuyên truyền và vận động giáo viên thực hiện tốt Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/207 về “An toàn giao thông”… Ban Giám Hiệu cùng toàn thể giáo viên ký cam kết thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động nêu trên. Qua một học kỳ, nhận thức của đội ngũ giáo viên có sự chuyển biến đáng kể, có được sự đồng tình và thực hiện tốt trong quá trình giảng dạy và tham gia các hoạt động.
- Tiếp tục nhà trường được công nhận giữ vững danh hiệu “Cơ quan văn hóa”, được UBND Thành phố tặng giấy khen về thành tích “Thực hiện tốt qui chế dân chủ và xây dựng đời sống văn hoá”.
- Phổ biến và thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện chấp hành chủ trương pháp luật của Nhà nước, trong năm học không có giáo viên, học sinh nào vi phạm.
- Đa số giáo viên ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt qui chế chuyên môn, tích cực tham gia cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm và trung thực” trong giảng dạy và trong sinh hoạt.
- Tình hình tư tưởng giáo viên ổn định tốt, không có biểu hiện dao động.
- Tạo điều kiện tốt cho các đoàn thể hoạt động. Thực hiện tốt qui chế dân chủ trường học - Đoàn kết nội bộ tốt.
b. Hạn chế:
- Tư liệu tuyên truyền giáo dục thiếu và thường chậm nên thông tin thiếu tính thời sự cao.
- Còn lúng túng trong hình thức tuyên truyền giáo dục giáo viên và học sinh.
3. Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội để xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp trong và ngoài nhà trường, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học; phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh
- Giáo dục học sinh cách sống khỏe mạnh; ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh trường, lớp, môi trường sống xung quanh.
- Tuyên truyền, giáo dục cho CB, GV, NV và học sinh đối với việc tạo cảnh quan môi trường, đảm bảo, trường - lớp luôn “Xanh - Sạch - Đẹp” và an toàn.
- Có kỹ năng quan sát, cảm nhận về môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường, tích cực tham gia những hoạt động bảo vệ và chăm sóc môi trường trường học, thể hiện thái độ đối xử thân thiện với môi trường.
- Tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm về an ninh trường học, vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.
- Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.
4. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
* Ưu điểm:
- Các thầy cô luôn ứng xử có văn hóa cả trong lời nói và hành động để làm gương cho học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức cho học sinh một số hoạt động giao lưu tuyên truyền bổ ích: tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, an toàn giao thông và phòng tránh các tệ nạn xã hội, chương trình mua tăm tre nhân đạo, ủng hộ người nghèo,…
- GVBM tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống vào bài dạy, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh khi các em phát ngôn chưa đúng, kết hợp chặt chẽ với GVCN trong việc giáo dục các em.
* Hạn chế:
- Vẫn còn một bộ phận học sinh có những hành vi, biểu hiện chưa tốt: nói tục, chửi bậy, bỏ học giữa chừng.
5. Công tác giáo dục thể chất, ngoại khóa và y tế trường học
* Ưu điểm:
- Trong công tác giáo dục thể chất, y tế học đường, phong trào Hội khỏe Phù Đổng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường; sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong trường tạo điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động hội thi.
- Các hội thi thể dục của học sinh, hội thao của giáo viên được tổ chức thường xuyên từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh, phong trào rèn luyện thể dục thể thao phát triển khá mạnh về số lượng và chất lượng.
- Nhận thức về vị trí, ý nghĩa công tác y tế học đường được nâng cao tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập các môn học trong nhà trường.
* Khó khăn:
- Trường còn khó khăn về cơ sở vật chất, sân bãi nên việc học và tập luyện thường xuyên các môn thể thao còn rất hạn chế (mượn công viên Hội trường Tỉnh ủy để dạy và tập luyện).
- Trường còn thiếu 01 giáo viên môn TD.
6. Công tác phát triển đội viên, đoàn viên trong học sinh.
- Nâng cao chất lượng hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường: Tổ chức sinh hoạt Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên theo chủ đề năm học và theo từng chủ điểm của tháng; Tổ chức giao lưu kết nghĩa với các đơn vị bạn để học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Tổ chức các trò chơi dân gian, thi hát dân ca,… nhằm tạo môi trường thân thiện, tích cực trong nhà trường.
- Chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: ngoan ngoãn, lễ phép; tích cực, tự giác trong mọi hoạt động tập thể. Linh hoạt trong tổ chức học sinh tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Cải tiến tiết nội dung chương trình sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp, nâng cao chất lượng đội viên qua các buổi sinh hoạt đội ở lớp, ở trường.
- Việc phát triển đội viên, đoàn viên cần đi sâu vào chất lượng, do đó, cần phải cho học sinh hiểu được các điều cơ bản về tổ chức Đội, Đoàn các bước phấn đấu để trở thành người đội viên, người đoàn viên TNCSHCM. Nhiệm vụ của người đội viên, người đoàn viên.
- Đoàn trường đã tổ chức lớp Bồi dưỡng cảm tình đoàn và kết nạp đoàn cho 96 đoàn viên.
7. Tình hình và kết quả triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đến giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật trong học sinh; vệ sinh nước sạch; phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống ma túy tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống HIV-AIDS, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; dân số kế hoạch hóa gia đình...
- Đề án Giáo dục chuyển đổi hành vi xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình:
+ Thực hiện sinh hoạt chuyên đề giúp học sinh nắm được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Cán bộ quản lý, công chức, viên chức được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đề án Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
+ Tuyên truyền, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống học tập - sinh hoạt tại trường;
+ Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua Hội thi kể chuyện về Bác Hồ và sinh hoạt chuyên đề dưới cờ.
+ 100% học sinh hát Quốc ca khi chào cờ.
+ Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học giữa giáo viên - giáo viên; giáo viên - học sinh; học sinh - học sinh; giáo dục học sinh thực hiện văn hóa cộng đồng, tập thể khi thực hiện các hoạt động tập trung và nơi công cộng, thực hiện các quy định về trật tự ATGT, sống nhân ái vì cộng đồng;
+ Thực hiện tốt và có hiệu quả thực chất việc xây dựng công trình do Đoàn thanh niên và Đội Thiếu niên phát động;
+ Chỉnh trang, tu sửa và đưa phòng truyền thống đảm bảo phục vụ công tác giáo dục truyền thống tại đơn vị;
+ Tổ chức cho Đoàn viên; Đội viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động tập thể;
- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục;
+ Lồng ghép các nội dung, chương trình vào các môn học phù hợp trong chương trình, sách giáo khoa đang thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các nội dung giáo dục: “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Môi trường”, “Kỹ năng sống”, “Phòng chống tai nạn thương tích” và “Chuẩn tối thiểu về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” cùng với nội dung “Hỗ trợ tâm lý trẻ em trong các hoạt động giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp” để tránh chồng chéo, quá tải cho học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh liên quan tới công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
VII. CỦNG CỐ VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ GIÁO DỤC
1. Đầu tư xây dựng CSVC
- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chủ động tham mưu với UBND phường Mỹ Bình trong việc củng cố, nâng cấp một số hạng mục CSVC nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học, tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh ủng hộ công tác xã hội hóa để cải tạo, tu sửa phòng lớp học, đường điện,...
- Nhà trường nâng cao nhận thức bảo quản tài sản, tu sửa bàn ghế xuống cấp kịp thời chuẩn bị năm học mới.
- Chỉnh trang bộ mặt nhà trường khá tốt, quét vôi dãy rào trước cổng trường vào đầu năm học.
- Nhà trường tổ chức tổng vệ sinh đầu năm, các dịp nghỉ lễ , tết nhằm tạo môi trường sạch đẹp.
2. Đầu tư trang thiết bị dạy học và quản lý
- Thực hiện kế hoạch cho việc mua sắm tập trung các trang thiết bị dạy học theo đúng quy định.
- Đầu năm nhà trường đã cử cán bộ quản lý thiết bị tập huấn bồi dưỡng của Phòng GD.
- Nhà trường chú trọng mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy như đồ dùng, thiết bị dạy học các môn, mua bổ sung sách và tài liệu vào thư viện nhà trường ... Tuy nhiên số lượng còn rất ít theo yêu cầu.
- Sử dụng tốt ĐDDH hiện có, phục vụ tốt cho yêu cầu giảng dạy theo chương trình mới. Có 1.062 lượt ĐDDH được sử dụng ( tranh, mô hình, và 1 số dụng cụ khác ).
- THTN thực hiện thường xuyên, đảm bảo lịch thực hành hàng tháng theo chương trình. Cụ thể :
• Sinh : 60 tiết ( tại phòng TH : 12 tiết, trên lớp : 48 tiết ).
• Hoá : 348 lượt ( tại phòng TH : 56 tiết, trên lớp : 292 tiết ).
• Lý : 79 tiết .
* Số tiết dạy tại Phòng Tiếng Anh : 48 tiết
* Số tiết dạy tại Phòng Vi tính : 178 tiết
- Hàng năm, giáo viên các tổ tham gia làm ĐDDH.
* Hạn chế:
- Một số ĐDDH hiện có chưa được tận dụng được hết (môn thể dục), phong trào tự làm ĐDDH chưa được đẩy mạnh.
- CSVC chưa đáp ứng, phòng thiết bị nhỏ nên khó khăn cho việc bố trí thiết bị dạy học, Phòng chứa thiết bị của phòng bộ môn nhỏ nên rất khó khăn trong việc giới thiệu.
- Thiết bị dạy học được cấp khá lâu nên việc đưa vào giảng dạy gặp nhiều khó khăn: không chính xác, dễ hư hỏng,…
3. Công tác thư viện trường học
* Ưu điểm:
- Củng cố và thực hiện nghiệp vụ theo chỉ đạo của Sở GD.
- Cập nhật hóa sổ sách kịp thời, bổ sung trưng bày sách thường xuyên đúng trọng tâm từng chủ điểm (Lập tủ sách giáo dục đạo đức, pháp luật; Tủ sách truyện đọc tự chọn cho học sinh).
- Sắp xếp trưng bày sách gọn, thoáng, mở cửa đúng giờ.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có phòng đọc riêng cho giáo viên và học sinh.
- Nhà trường cũng trang bị thư viện điện tử với 03 máy tính được kết nối mạng internet.
- 100% học sinh diện chính sách được mượn SGK. Đủ sách phục vụ yêu cầu thay sách (100% học sinh có đủ sách).
- 100% giáo viên có mượn sách thư viện. Đọc báo thường xuyên tại Thư viện (05 loại báo, 04 tạp chí).
- Phối hợp hỗ trợ Đoàn - Công đoàn tổ chức tốt các hoạt động chủ điểm bằng nhiều hình thức tháng bộ môn, triển lãm, …
- Hàng tháng tổ chức giới thiệu sách mới cho giáo viên tham khảo ( 15.470 lượt ). Thu hút 13.358 lượt đọc sách tại chỗ và 2.112 lượt mượn về nhà.
- Hàng năm vận động học sinh các lớp bổ sung sách mới cho thư viện.
- Đầu năm nhà trường bổ sung sách mới giúp giáo viên và học sinh nghiên cứu tham khảo tài liệu trong giảng dạy và học tập.
* Hạn chế:
- Kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu bổ sung sách nhất là sách nghiên cứu.
- Cán bộ thư viên mới, đang học nghiệp vụ nên còn lúng túng trong hoạt động, chưa tạo được phong trào để thu hút học sinh.
- Số lượt giáo viên sử dụng và nghiên cứu tài liệu thư viện chưa đều và chưa nhiều.
4. Đầu tư ngân sách GDĐT :
- Kinh phí thường xuyên : 14.335.000.000 đ
VIII. ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA (XHH) GIÁO DỤC VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
1. Huy động các nguồn lực tham gia sự nghiệp giáo dục
- Trường kết hợp với BĐD.CMHS thực hiện sửa chữa chỉnh trang cảnh quang trường học, khai thông hệ thống cống thoát nước của trường, trang bị thêm máng rửa tay, máy đo thân nhiệt và các máy rửa tay khô tự động...
- Trang bị mới 16 camera hỗ trợ cho các hoạt động của trường.
- Ưu điểm:
+ Ban đại diện CMHS phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, hỗ trợ một số điều kiện cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt kỷ niệm 20/11.
+ Phối hợp tốt giữa Hôi đồng trường, Ban ĐD. CMHS lớp và GVCN vận động, liên hệ gia đình động viên cha mẹ không để con em bỏ học. Hỗ trợ tốt các phong trào ở lớp như: văn nghệ, TDTT, hỗ trợ học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp do ngành tổ chức và một số hội thi khác ,…
+ Vận động các cơ quan đoàn thể (hội khuyến học thành phố, phường) cấp học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn học khá giỏi.
- Hạn chế:
+ Do quy định mới của Bộ GD-ĐT về hoạt động của Ban đại diện PHHS nên việc huy động các nguồn quỹ hỗ trợ tăng cường CSVC bị hạn chế.
2. Công tác phối hợp giữa ngành GDĐT với đoàn, đội, hội
- Ưu điểm:
+ Nhà trường kết hợp chặt chẽ với Hội khuyến học và Hội Cựu giáo chức của phường trong việc vận động học sinh ra lớp cũng như giúp đỡ các em khó khăn.
+ Ban đại diện CMHS và các mạnh thường quân vận động Quỹ tiếp sức đến trường hỗ trợ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bệnh, nhà cháy.
- Hạn chế: Nhà trường chưa kết hợp thường xuyên Hội khuyến học và Hội Cựu giáo chức chỉ kết hợp thời điểm đầu và cuối năm.
IX. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những việc làm được
- Tư tưởng giáo viên ổn định, đoàn kết nội bộ tốt.
- Giáo viên thực hiện tốt nề nếp kỷ cương giảng dạy, thực hiện đúng quy định của nhà trường của ngành.
- Giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
- Thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm chủ động trong hoạt động đánh giá khá sát chất lượng học sinh.
- Ý thức chấp hành nội qui của học sinh có tiến bộ, nề nếp ngày càng được ổn định và chấn chỉnh tốt hơn, học sinh có chuyển biến tốt về hạnh kiểm.
- Chất lượng học sinh được giữ vững, học sinh giỏi văn hóa tỉ lệ ngày càng cao.
- Các phong trào hỗ trợ hoạt động dạy học ngày càng đi vào chiều sâu.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được nhân rộng.
Năm học 2019-2020, tuy gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh kéo dài, nhưng với sự phấn đấu, nỗ lực của toàn thể CB, GV, NV và HS, bằng các giải pháp thiết thực, nhà trường đã hoàn thành được hầu hết các nhiê%3ḅm vụ và chỉ tiêu đã đề ra. Tỉ lệ học sinh bỏ học tuy ở mức hơi cao hơn so với năm học trước do dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến kinh tế và điều kiện học tập của một số em học sinh, nhưng chất lượng hai mặt giáo dục (học lực và hạnh kiểm) được đảm bảo.
Kết quả cụ thể như sau:
+ Hạnh kiểm : (xem phụ lục mẫu 3)
- Loại Tốt : 2008/2133 HS, đạt tỉ lệ : 94,1% .
- Loại Khá : 96/2133 HS, đạt tỉ lệ : 4,5%.
- Loại Trung bình : 20/2133 HS, đạt tỉ lệ :0,9% .
- Loại Yếu : 9/2133 HS, đạt tỉ lệ 0,4% .
+ Học lực : (xem phụ lục mẫu 3)
- Loại Giỏi : 1327/2133 HS, đạt tỉ lệ : 62,2%.
- Loại Khá : 588/2133 HS, đạt tỉ lệ : 27,6 %
- Loại Trung bình : 211/2133 HS, đạt tỉ lệ : 9.9 %
- Loại Yếu : 06/2133 HS, đạt tỉ lệ : 0,3 %
- Loại Kém : 01/2133 HS, đạt tỉ lệ : 0,0%
2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.1. Hạn chế:
- Các hoạt động phong trào chưa được giáo viên tham gia đều.
- Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ý thức cao trong học tập.
2.2. Nguyên nhân:
- Một bộ phận giáo viên lớn tuổi, tham gia các hoạt động phong trào không đều.
- Giáo viên còn lúng túng trong nội dung và hình thức bồi dưỡng chuyên môn.
- Một số học sinh thiếu siêng năng và thụ động nên giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện phương pháp tích cực.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, còn có tư tưởng giao phó cho nhà trường ảnh hưởng đến công tác chống lưu ban bỏ học, phụ đạo học sinh yếu kém.
3. Bài học kinh nghiệm
- Nhà trường đạt được những kết quả trên là được sự quan tâm của PGD-ĐT TP Long Xuyên, của Đảng uỷ, UBND phường Mỹ Bình, của Sở GD-ĐT Tỉnh An Giang. Đồng thời ban giám hiệu đã xây dựng được các kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có hiệu quả, sát với nhiệm vụ của năm học .
- Các đoàn thể trong nhà trường đã nhận thức đúng được vai trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong nhà trường.
- Động viên được cán bộ giáo viên tự giác rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp và làm việc có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ, tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Đây là việc làm hết sức quan trọng có tính quyết định trong việc thực hiện thành công các kế hoạch đề ra.